Gặp người phụ nữ Mông hát bên bờ bến hải năm xưa

16:52, 31/07/2009

HGĐT- Sinh ra trong một gia đình người Mông có đông anh em ở xã Sà Phìn - Đồng Văn, cô gái Sùng Thị Mai với sắc đẹp và giọng hát trong trẻo, rất phù hợp với những làn điệu dân ca Mông.


 
 Nghệ sĩ Sùng Thị Mai (người đang thổi kèn lá) biểu diễn tại đầu cầu Hiền Lương 1962.

Năm 1959, Sùng Thị Mai đã được tuyển vào Đoàn văn công Hà Giang và trở thành một trong những diễn viên nòng cốt của đoàn. Cô Mai được biết đến nhiều hơn vào năm 1961, khi là người phụ nữ Mông đầu tiên của Hà Giang sáng tác bài hát “Người Mèo ơn Đảng” (không phải bài “Người Mèo ơn Đảng” của nhạc sĩ Thanh Phúc). Sáng tác này đã được chính cô Mai thể hiện rất thành công trong dịp Bác Hồ lên thăm Hà Giang, tháng 3.1961.


Lúc đó, tại Đại hội Chiến sĩ thi đua tỉnh Hà Giang, tiếng hát của Sùng Thị Mai đã ngân lên với bài “Người Mèo ơn Đảng” và một vinh dự lớn cho bà đó là được hát phục vụ cho Bác Hồ đang có mặt tại đây. Bà Mai tâm sự, lúc ấy tôi mới 22 tuổi, chỉ muốn mượn lời ca tiếng hát để thể hiện tấm lòng của đồng bào Hà Giang nói chung và người Mông nói riêng, biết ơn Đảng, ơn Bác Hồ đã đem đến cuộc sống mới hạnh phúc cho đồng bào. Sau khi nghe xong, Bác Hồ đã trực tiếp mang hoa lên tặng cho bà, Bác nói: “Cố gắng lên cháu nhé!”. Lời động viên của Bác như tiếp thêm sức mạnh cho bà và nó đã đi theo suốt cuộc đời, sự nghiệp của bà, giúp bà cống hiến nhiều hơn cho quê hương và sự nghiệp cách mạng.


Cuối năm 1961, các thế lực thù địch xâm lược phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ để lập nên ngụy quyền ở miền Nam, hai miền Bắc – Nam bị chia cắt ở Vĩ tuyến 17. Trung ương trưng tập Đoàn Văn công Hà Giang với 30 người lên đường vào Quảng Trị. ở đây, nhiệm vụ của anh chị em là mang lời ca, tiếng hát trở thành vũ khí sắc bén cổ vũ tinh thần đấu tranh của quân, dân ta đồng thời làm lung lạc ý chí của bọn Ngụy bên kia chiến tuyến.


Bà Mai kể: Trong ngày đầu biểu diễn ở đầu cầu Hiền Lương, bài “Người Mèo ơn Đảng” và nhiều bài hát khác đã được bà và các anh chị em thể hiện. Bà con hai bên bờ Bến Hải đã ra rất đông để thưởng thức và hưởng ứng. Lúc đầu có một toán lính Ngụy được điều ra với ý đồ phá hoại, không muốn cho Đoàn Văn công Hà Giang biểu diễn. Chúng dồn, đuổi không cho bà con ta bên kia bờ sông được nghe hát. Dồn đuổi mãi nhưng bà con bên kia sông vẫn không chịu đi, cuối cùng toán quân Ngụy lại chống tay lên cằm để nghe Đoàn Văn công Hà Giang hát. Ngày 26 Tết năm 1961, Đoàn Hà Giang được điều đến khu vực cửa Tùng biểu diễn. Sau gần 1 tháng biểu diễn ở Quảng Trị, Đoàn Văn công Hà Giang đã tích cực đóng góp không nhỏ vào nhiệm vụ đấu tranh chính trị mà Trung ương giao, trong đó vai trò của bà Mai được thể hiện khá rõ.


Sau lần biểu diễn ở Quảng Trị, bà đã được tham gia nhiều cuộc liên hoan, hội diễn ở Việt Bắc, Trung ương, nhiều lần được đi biểu diễn ở Hà Nội hay ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Không chỉ thành công trong biểu diễn, bà còn là người khá thành công trên lĩnh vực sáng tác các ca khúc. Tại Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ II (khóa 1962 – 1982) bà Mai được bầu vào BCH của Hội. Đến nay, ngoài tác phẩm “Người Mèo ơn Đảng”, bà còn có các tác phẩm “Tiễn anh đi đường xa”, “Tiếng sáo nhớ người chiến sĩ năm xưa”. Bà cũng đã dịch một số tác phẩm từ tiếng phổ thông sang tiếng Mông…


Sau những năm tháng cống hiến, bà nghỉ hưu tại quê hương Đồng Văn, các con bà đều đã trưởng thành, mặc dù không đi theo nghiệp mẹ, nhưng hầu như tất cả đều có khiếu văn nghệ như chị Lý Trung Kiên, Trưởng phòng VHTT Đồng Văn hay chị Lý Thị Máy, giáo viên trường cấp I Đồng Văn vừa giành Huy chương Bạc trong Hội diễn dân ca vùng Đông Bắc năm 2009. Với sự hiểu biết cùng với ý nghĩ, mình đã trưởng thành là nhờ có Đảng, có Bác Hồ, chính vì vậy bà đã liên tục tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương như tham gia xây dựng và phát thanh các chương trình tiếng Mông, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào, làm thẩm phán nhân dân, làm phiên dịch tiếng Mông trong nhiều phiên tòa… Gặp lại nữ nghệ sĩ dân tộc Mông năm nào tại thị trấn Đồng Văn ở tuổi 71, nhưng giọng nói của bà vẫn còn giữ được sự trong trẻo, nhẹ nhàng hiếm có. Bà đùa rằng, mình là người yêu nghệ thuật, cho dù có già về tuổi tác nhưng cái tâm không bao giờ già cả…


Những năm tháng trên con đường nghệ thuật đã giúp bà hặt hái được những giải thưởng lớn như Huy chương Vàng, bạc tại các hội diễn, liên hoan khu vực và toàn quốc; Huy chương vì sự nghiệp âm nhạc; Kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn nghệ quần chúng và vinh dự hơn cả là Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất do Nhà nước trao tặng.


Huy Toán

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hy vọng vào sự khởi sắc trong hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
HGĐT- Trước thực trạng công tác lý luận, phê bình (LL,PB) văn học, nghệ thuật (VH,NT) đang có chiều hướng giảm sút ở nước ta hiện nay (cả cấp độ T.Ư và địa phương), việc Hội đồng LL,PB VHNT T.Ư tổ chức lớp tập huấn về công tác này cho các cán bộ là những người đang làm công tác quản lý và hoạt động trên lĩnh vực văn hoá, VHNT của các tỉnh, thành phố phía Bắc được đánh giá
30/07/2009
Nỗ lực vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ
HGĐT - Là đơn vị trực thuộc Sở VHTT&DL, với chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian, xây dựng các chương trình ca múa nhạc nhằm biểu diễn, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội và đồng bào, chiến sĩ trong tỉnh… Với mục tiêu hướng về cơ sở, để đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân cũng như các nhiệm vụ chính trị của
30/06/2009
Lễ hội cúng thần rừng của người dân tộc Pu Péo xã Sủng Cháng (Yên Minh)
HGĐT - Ngày 28.6, tại thôn Cháng Lộ, xã Sủng Cháng (Yên Minh), Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với UBND huyện Yên Minh tổ chức Lễ hội cúng rừng của người dân tộc Pu Péo.
30/06/2009
Trên mỗi mặt cột mốc
Chu Minh Huệ
30/06/2009