Ngày hội Những người làm báo tại TP.HCM 2009

08:01, 16/06/2009

Trong khuôn khổ kỷ niệm 84 năm Ngày báo chí cách mạng VN, ngày hội Những người làm báo tại TP.HCM lần 2 sẽ được tổ chức từ 9g-22g ngày 21-6-2009 tại dinh Thống Nhất.


Ngày hội do bốn đơn vị: Hội Nhà báo TP.HCM, tạp chí Nghề Báo, Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM và Hội Phát hành báo chí VN phối hợp tổ chức, nhằm tôn vinh các nhà báo - những chiến sĩ cầm bút trong sự nghiệp truyền thông đồng thời đề cao vai trò của đội ngũ đứng sau “hậu trường”: in ấn, xuất bản, phát hành.

Các hoạt động tại ngày hội gồm: triển lãm với 30 gian hàng trưng bày sản phẩm của báo in, tạp chí, báo hình, báo nói và báo điện tử; tọa đàm với chủ đề kinh tế báo chí; giao lưu giữa các nhà báo tiêu biểu với bạn đọc trong chương trình Nhà báo và sự cống hiến cho xã hội; lễ trao giải báo chí thường niên của Hội Nhà báo TP.HCM (truyền hình trực tiếp trên HTV từ 19g). Đặc biệt tại ngày hội, ban tổ chức sẽ trao tặng mười học bổng báo chí và hai căn nhà tình nghĩa. Đây cũng là dịp Hội Phát hành báo chí VN vừa thành lập cách đây hai tháng sẽ chính thức ra mắt báo giới phía Nam.

Ngoài ra, khi đến với ngày hội bạn đọc sẽ được thưởng thức những tiết mục vừa đoạt giải trong liên hoan Tiếng hát người làm báo. Vào cửa tự do.


tuoitre.com.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Rượu ngô, đặc sản của Cao nguyên đá
HGĐT- Rượu ngô của Hà Giang được biết đến như là rượu của người dân tộc Mông. Rượu được nấu từ thứ ngô bản địa của Cao nguyên đá cùng với thứ men lá truyền thống nên khi uống vào có vị ngọt, thơm của ngô và đặc biệt là nếu có quá chén thì hôm sau, người uống không bị mệt do độ cồn của rượu không quá cao, trung bình khoảng từ25 - 30 độ.
29/05/2009
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên Cao nguyên đá Đồng Văn
HGĐT - Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi địa đầu Tổ quốc, là nơi có địa hình hiểm trở, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng bù lại, nơi đây còn tiềm ẩn nhiều giá trị địa chất, tự nhiên vô cùng đặc sắc cần được gìn giữ và bảo tồn cho các thế hệ tương lai.
20/05/2009
Về quê hương “Chiếc gậy Trường Sơn”
Ông Phùng Văn Quán bồi hồi giở chiếc túi vải được thiết kế riêng để bọc cây gậy gỗ. Hơn 40 năm trước, cây gậy nhỏ bé ấy đã cùng ông vượt dãy Trường Sơn, và từ những cây gậy trên quê hương ông mà bài hát “Chiếc gậy Trường Sơn” ra đời, góp phần làm nên những huyền thoại trên đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh…
20/05/2009
Hoa hướng dương
Truyện ngắn của Nguyễn Trần BéHGĐT- Nó có tên hẳn hoi. Nhưng từ khi đi tù về người làng cứ gọi nó là thằng tù. Nó về ở với cụ Lọ. Bà cụ Lọ là người cô đơn,sống bằng nghề trồng hoa hướng dương để bán hạt. Hai con người đơn độc chẳng có họ hàng gì nhưng gắn bó với nhau như hai người thân thiết vì cùng cảnh ngộ. Họ đều đói nghèo và bị mọi người xa lánh. Người ta xa lánh thằng
15/06/2009