Đêm thơ Nguyên Tiêu tôn vinh những giá trị đích thực của thơ ca (*)

16:01, 27/02/2009

HGĐT- L.T.S: Tại đêm Thơ - Nhạc (13.2) chào mừng Ngày Thơ Việt Nam “Rằm tháng giêng” do Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đồng chí Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, tới dự và có bài phát biểu với đội ngũ văn nghệ sỹ tỉnh nhà. Báo Hà Giang xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.


 
 Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô đánh hồi trống khai mạc Đêm thơ. Ảnh: Huy Toán

- Kính thưa các bậc lão thành!

- Thưa các văn nghệ sĩ và toàn thể đồng chí, đồng bào!

Hôm nay tôi rất vinh hạnh được tới dự Đêm Thơ - nhạc Rằm tháng Giêng (Đêm thơ Nguyên tiêu) trong Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VII, do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với một số trường học và Hội VHNT thị xã Hà Giang tổ chức. Nhân dịp năm mới Kỷ Sửu, thay mặt các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND – UBND và UBMTTQ tỉnh, tôi xin kính chúc các văn nghệ sĩ trong tỉnh và toàn thể đồng chí, đồng bào một năm mới sức khoẻ, hạnh phúc, an khang thịnh vượng. Chúc hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật nói chung và phong trào thơ ca nói riêng của tỉnh ta ngày càng phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Chúc Đêm thơ - nhạc Rằm tháng Giêng lần thứ VII thành công tốt đẹp.


Thưa đồng chí và đồng bào!

Đất nước Việt Nam chúng ta là một quốc gia văn hiến. Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu thích thơ ca. Đảng và Nhà nước ta luôn ủng hộ và đề cao các giá trị văn hoá văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt là thơ ca, và coi đó là nền tảng tinh thần của xã hội. Từ ngàn đời nay nhân dân ta luôn coi văn thơ là chữ của Thánh hiền, là những sản phẩm vô giá của mỗi dân tộc. Thơ ca Việt Nam luôn đồng hành cùng lịch sử đất nước, là biểu hiện của ý chí và tinh thần dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt; “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi; “Truyện Kiều” của Nguyễn Du v.v… là những áng thơ đã trở thành kiệt tác của nhân loại và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Tiếp nối truyền thống đó, trong 6 năm qua, kể từ ngày Hội Nhà văn Việt Nam có sáng kiến tổ chức Ngày Thơ Việt Nam, được Đảng, Nhà nước và đông đảo nhân dân khích lệ, Ngày thơ Việt Nam đã được tổ chức đều đặn ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, dần trở thành một lễ hội văn hoá mang tính quần chúng rộng rãi, góp phần quảng bá các giá trị thơ ca của dân tộc, nuôi dưỡng và phát huy tình yêu văn học đối với mọi tầng lớp nhân dân. ở tỉnh ta, được sự chỉ đạo và giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã phối hợp tổ chức các Đêm Thơ - nhạc Rằm tháng Giêng hằng năm bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, thu hút được đông đảo sự tham gia của các tác giả thơ, các văn nghệ sĩ và những người yêu thơ trên địa bàn. Thông qua các hoạt động văn học nghệ thuật, đặc biệt là những đêm thơ - nhạc, đã khơi dậy, bồi đắp và nuôi dưỡng tình yêu thơ ca, tình yêu cuộc sống đối với đồng bào các dân tộc trong tỉnh; cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo; góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển văn hoá - xã hội của địa phương. Tôi cho rằng, những Đêm thơ - nhạc Rằm tháng Giêng được tổ chức trang trọng như thế này chính là sự tôn vinh những giá trị đích thực của thơ ca - những sản phẩm tinh thần không thể thiếu được trong đời sống xã hội.


Thưa đồng chí và đồng bào!

Đêm thơ - nhạc hôm nay có chủ đề Kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Hồ Chủ tịch. Chúng ta cùng nhau hướng mọi tâm tư, tình cảm về Bác, về Đảng với những suy nghĩ sẽ làm thế nào để thực hiện tốt nhất những điều di huấn của Người; cùng nhau cố gắng học tập và làm theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác kính yêu.


Tôi tin tưởng và mong rằng, những hoạt động văn học, nghệ thuật nói chung và Đêm thơ - Nhạc Rằm tháng Giêng hằng năm, sẽ được tiếp tục “nâng cấp” và luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ, phối hợp của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… theo hướng xã hội hoá, để các chương trình ngày càng hay hơn, phong phú hơn và trở thành “sân chơi” bổ ích của các văn nghệ sĩ, của những người yêu thơ và đông đảo khán thính giả trên địa bàn tỉnh, đóng góp tích cực vào phong trào văn hoá, văn nghệ tỉnh nhà, góp phần đưa sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật lên một tầm cao mới theo tinh thần Nghị quyết 23 – NQ/TW của Bộ Chính trị “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu thiết yếu đối với lĩnh vực hoạt động văn học nghệ thuật trong thời gian tới, nhằm đưa Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị vào cuộc sống.

- Một lần nữa, xin kính chúc các văn nghệ sĩ và đồng chí, đồng bào sức khoẻ, hạnh phúc!

- Chúc Đêm Thơ - nhạc Rằm tháng Giêng lần thứ VII thành công tốt đẹp!

- Xin trân trọng cảm ơn!

 

(*) Đầu đề là của toà soạn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sắp lìa cánh hoa...
Rong rêu chở xác bọt bèoGiậu hoa bìm bịp đặt điều ngõ xưaChị về tức tưởi cơn mơBàn tay đập muỗi đến giờ thành quen.
31/12/2008
Lời của Mẹ
“Con gái xinh không biết làm lanh cũng xấu”Lời mẹ dặn con không thấu
31/12/2008
Tự khúc mùa Thu
Có câu “Bốn chín chưa qua…”quay đi quẩn lại tuổi ta đến rồivẫn đang nửa đứng, nửa ngồicùng bao vương vấn từ thời… dấn thân!
31/12/2008
Hội nghị gặp mặt biểu dương Già làng, Hội nghệ nhân dân gian tiêu biểu huyện Hoàng Su Phì
HGĐT- Ngày 21.2, huyện Hoàng Su Phì đã tổ chức Hội Nghị gặp mặt biểu dương Già làng, Hội nghệ nhân dân gian tiêu biểu năm 2008.
23/02/2009