Kỷ niệm trọng thể 590 năm Khởi nghĩa Lam Sơn

08:50, 22/09/2008

Sáng ngày 21- 9, tức 22 tháng 8 âm lịch, tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, Tỉnh Thanh Hoá long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 590 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 580 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, 575 ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.


Về dự lễ hội  có các đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng, nhà nước: Nguyễn Phú Trọng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Phan Diễn, Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư TƯ , Tô Huy Rứa, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ; Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên TƯ Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Khánh, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh, lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Thanh Hoá, các đồng chí lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang, đại diện ban liên lạc Hội đồng hương Thanh Hoá tại các tỉnh cùng đông đảo đồng bào các dân tộc trong tỉnh, khách thập phương.



Tái hiện hình ảnh Lê Lai cưỡi voi xung trận,
liều mình cứu chúa.

Sau lễ rước kiệu, tế cáo theo nghi thức cổ truyền, trong bầu không khí trang trọng, thành kính, đồng chí Mai Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá  đọc diễn văn khai nêu bật tầm vóc, ý nghĩa của  cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV do người anh hùng dân tộc Lê Lợi khởi xướng, lãnh đạo, khắc ghi công lao Lê Thái Tổ cao hoàng đế, các vị vua kế nghiệp, công thần khai quốc triều Lê đã viết tiếp sang sử vẻ vang chống ngoại xâm, mở ra nền thái bình và xây dựng quốc gia phong kiến thịnh trị.


Biểu diễn trò Xuân Phả.

Khởi nghĩa Lam Sơn đã đóng góp nhiều kinh nghiệm quý vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam, nhất là phương châm hành động “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, mở rộng quan hệ giao bang , canh tân đất nước.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiến lên lễ đài đánh hồi trống khai mạc lễ kỷ niêm 590 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 580 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, 575 ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi.


Hát múa mừng đất nước thái bình, thịnh vượng.

Âm thanh giàn trống, chiêng khai hội và nghi thức tế lễ đan xen vừa dứt, trên thềm rồng chính điện Lam Kinh, NSUT Nguyễn Ngọc Quyền kính cẩn cuối đầu dâng cuốn thư rồi đọc chúc văn kính cáo Lê Triều Thái Tổ Cao Hoàng đế, các vị khai quốc công thần triều Hậu Lê. Bài chúc văn cũng là tấm lòng thành kính,  khắc ghi công đức của các bậc tiền nhân đã gây nền, sáng nghiệp, để nước Đại Việt duy tâm, vang danh tám cõi.

Sau phần lễ là phần biểu diễn nghệ thuật hoành tráng , đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc thu hút gần 600 nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên.  Hoà theo tiếu tấu nhạc nền là các lớp diễn lên án chính sách cai trị hà khắc, tội ác của giặc Minh; Lê Lợi chiêu hiền, đãi sĩ, cùng 18 vị khai quốc công thần tổ chức Hội thề Lũng Nhai, dấy binh khởi nghĩa, cùng những khó khăn buổi đầu nghĩa quân đối mặt, Lê Lai liều mình cứu chúa.




Lãnh đạo đảng, nhà nước dự lễ kỷ niệm.

Nhờ tập hợp anh hùng hào kiệt trong bộ tham mưu, thực hiện kế sách “dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”, nghĩa quân Lam Sơn mở rộng địa bàn hoạt động vào miền Tây Nghệ An, tiếp tục phát động sâu rộng cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện vừa đánh, vừa đàm, xây dựng hậu phương vững chắc, tổ chức các mũi tiến công chiến lược lập nhiều chiến công vang dội rồi hành quân ra Bắc giải phóng Đông Quan, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Vua Lê Thái Tổ đăng quang trị vì đất nước hưng thịnh và các vị vua kế nghiệp đã viết tiếp những trang sử vẻ vang trong thời kỳ bảo vệ, dựng xây đất nước. Phát huy hào khí Lam Sơn, đảng bộ, nhân dân tỉnh Thanh Hoá  quyết tâm nêu cao truyền thống đoàn kết, đẩy mạnh các phong trào thi đua phát triển kinh tế đi đôi với giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, khai thác hiệu quả di sản văn hoá xứ Thanh, chung tay xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu mạnh.

Kết thúc lễ kỷ niệm, các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước cùng đông đảo quần chúng nhân dâng lần lượt dâng hương tưởng niệm các bậc tiền nhân tại ba toà Thái Miếu, Lăng mộ Lê Thái Tổ cùng các di tích vệ tinh.


Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quản Bạ quê em
Đặng Quang Vượng.
29/08/2008
Rào đá trên Cao nguyên
HGĐT- Lên Hà Giang, ngoài việc được chiêm ngưỡng những kỳ quan hùng vĩ do thiên nhiên tạo tác, ta còn ngỡ ngàng, thán phục sự sinh tồn phi thường của những người dân nơi dây. “Sống trên đá”, ba từ ấy thôi nhưng chứa đựng biết bao điều suy nghĩ. Để sinh tồn và phát triển qua bao đời, người dân Cao nguyên đá, đặc biệt là đồng bào Mông đã trở thành những chủ nhân biết thuần
29/08/2008
Khai mạc Cuộc thi Giọng hát hay tỉnh Hà Giang lần thứ II
HGĐT- Tối 28.8, tại Nhà Văn hoá Trung tâm Văn hoá thông tin tỉnh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Khai mạc Cuộc thi Giọng hát hay tỉnh Hà Giang lần thứ II. Đến dự có đồng chí Vương Mí Vàng, ủy viên BTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Trùng Thương, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện Công ty Cổ phần Cơ điện Hà Giang; Chi nhánh Viễn thông Quân đội tại Hà
29/08/2008
Tôi sinh ra ở vùng này
Chu Thị Minh Huệ
29/08/2008