Phát huy và giữ gìn bản sắc đồng bào dân tộc Pu Y

16:45, 28/05/2008

(HGĐT)- Cộng đồng dân tộc Bố Y (Pu Y) gồm 3 ngành chính là Pầu Y, Pầu Nả và Pầu Thỉn. Giữa các ngành có sự phân biệt bởi một số nét thể hiện trong trang phục, tập quán và trên y phục người phụ nữ.


 

 Trang phục nam, nữ của đồng bào dân tộc Pu Y.


Về ngôn ngữ, 3 ngành đó tiêu biểu cho 3 phương ngôn của tiếng Pu Y xưa kia, là một ngôn ngữ trong nhóm Tày – Thái. Khoảng những năm giữa thế kỷ XIX, các nhóm người Pu Y xuất phát từ các địa phương khác nhau của tỉnh Quý Châu và Vân Nam (Trung Quốc), lần lượt di cư vào nước ta bằng nhiều con đường và những thời điểm khác nhau. Vì thế, khi đến miền núi phía Bắc Việt Nam, họ tụ cư tại các điểm khác nhau, tạo cho mỗi nhóm một số phận lịch sử khác nhau, hình thành nên 3 tộc người khác nhau, ngành Pầu Nả và Pầu Thỉn thành dân tộc Giáy có số người đông nhất, cư trú hầu hết ở các tỉnh phía Bắc nước ta như: Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng.Riêng nhóm Pu Y ở Hà Giang đi theo hướng sông Miện và sông Nho Quế vào cư trú ở một số xã của huyện Quản Bạ, huyện, Đồng Văn, nhưng đông nhất vẫn là ở Quyết Tiến (Quản Bạ), bao gồm 7 dòng họ: Phan, Ngũ, Dương, Lộc, Vi, ấu, Vương sống xen kẽ với các dân tộc khác như: Nùng, Dao, Mông, Tày. Hiện toàn xã có 96 hộ, 424 khẩu, trong đó nam 217 người, nữ 227 người (chiếm 7,7% dân số toàn xã). Theo các cụ già người Pu Y ở Quyết Tiến kể lại: Họđến định cư ở đây từ 7 – 9 đời, khoảng 160 – 180 năm. Vì đất Quý Châu núi cao, độ dốc lớn, đất đai sản xuất rất khó khăn, họ đã đi tìm vùng đất mới. Khi đến xã Quyết Tiến, thấy đất đai rộng, bằng phẳng, có nguồn nước, ruộng của các dân tộc khác đã khai phá nhưng do loạn lạc phải ly tán đi nơi khác, nay họ đến như một người chủ mới tiếp tục canh tác làm ăn, nhưng vẫn không quên công lao của những người khác đã khai khẩn trước.Vì thế, người Pu Y có tục đến Tết, tháng giêng khi vào mùa có Lễ cúng ruộng để tỏ lòng biết ơn. Người Pu Y sống thành từng làng như Nậm Lương, Tân Tiến, Lùng Thàng, Đông Tinh, Nà Bốc, Bó Lếch…xã Quyết Tiến (Quản Bạ), xen kẽ với các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Mông…


Cũng như bao dân tộc khác ở Quyết Tiến, người Pu Y có trình độ sản xuất, canh tác khá cao. Cây lương thực chính chủ yếu là lúa nước, ngô, ngoài ra còn xen canh các cây lương thực phụ như rau, đậu, lạc, khoai. Đáng chú ?y là họ còn biết làm đồ gốm, chế tác đồ đá, chạm đồ trang sức bằng bạc, làm mộc, rèn, đan lát…Nhưng do hiện nay, trên thị trường sẵn có nhiều mặt hàng tiện lợi, nên các nghề truyền thốngbị mai một dần. Người Pu Y chủ yếu ở nhà trình tường, nền đất, phổ biến có cấu trúc 3 gian, 5 gian, hoặc 7 gian hai mái, lợp ngói hoặc gianh, lòng nhà rộng, trước cửa có hàng hiên và một cửa chính. Tuy là nền đất nhưng nhà nào cũng có sàn gác, dùng để lương thực hoặc làm chỗ ngủ. Phụ nữ Pu Y xưa mặc váy xòe như phụ nữ Mông Hoa, hoa văn trên váy là nền trắng của vải được giữ lại khi nhuộm chàm, tạo nên các nét kẻ tự nhiên, sinh động. Đi đôi với chiếc váy xòe là chiếc áo ngắn năm thân, khi mặc lồng vào phía trong cạp váy, đồng bộ với đôi váy áo nói trên là một chiếc xiêm che ngực thả dài ngang tới đầu gối. Hoa văn trên áo,xiêm, khăn dội đầu thường có hình ốc, hình thập ngoặc…với nhiều màu sắc, tạo nên nét duyên dáng của người phụ nữ Pu Y truyền thống. Hiẹn phụ nữ Pu Y chỉ mặc trang phục truyền thống vào các dịp Lễ, Tết hay các ngày cưới…Trong ngày cưới, người Pu Y có một nét riêng là nhà trai phải hát xin cô dâu. Các dịp Lễ, Tết trai gái mặc trang phục của dân tộc mình tụ tập thành từng nhóm để hát đối đáp. Nam giới Pu Y mặc áo tứ thân, cổ viền, tay ngắn, quần lá tọa màu chàm bằng vải thô tự dệt. Ngày nay, thanh niên ít mặc quần áo cổ truyền, mà thường mua và mặc quần áo may sẵn trên thị trường vừa rẻ vừa thuận tiện trong lao động. Về tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc Pu Y quan niệm thế giới có 3 tầng: Tầng trên trời có người to lớn, nhưng không ăn cơm, ăn thịt mà chỉ ăn hoa quả, mây mưa; tầng trần giới là thế giới loài người, còn tầng dưới đất có con người bé nhỏ. Do đó, bàn thờ của họ có 3 bát hương; bát ở giữa thờ trời, một bên thờ táo tông và một bên thờ tổ tiên, dưới bàn thờ đặt một bát hương thờ thần thổ địa. Dân tộc Pu Y không có chữ viết riêng, nên các thầy cúng chủ yếu dùng chữ Hán để ghi chép các bài cúng mo, ghi gia phả, viết lá số… nay ở Quyết Tiến chỉ còn một số cụ già biết chữ Hán, hiện dân tộc Pu Y thường sử dụng tiếng phổ thông hoặc tiếng mẹ đẻ để giao tiếp hàng ngày. Quan hệ hôn nhân giờ được mở rộng, không loại trừ thành phần dân tộc nào. ở Quyết Tiến hiện có nhà có từ 3 – 4 dân tộc (Pu Y, Nùng, Dao, Mông) cùng chung sống. Hôn nhân một vợ, một chồng của người Pu Y được duy trì khá bền vững, vợ chồng ăn ở với nhau lâu năm không có con, người chồng muốn lấy vợ lẽ phải được vợ cả bằng lòng. Người Pu Y thực hiện việc khâm liệm trong nhà. Trường hợp người chết đuối, chết trên rừng, chết vì tai nạn xe cộ, ngoài trận mạc…thì khâm liệm và quan tài đặt ở ngoài sân…


Ngày nay, với chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Chính phủ, dân tộc Pu Y đang cùng nhau đoàn kết xây dựng một cuộc sống mới vùng cao ngày càng phát triển. Đời sống mọi mặt của họ thay đổi từng ngày, tỷ lệ ngưòi đi học, có trình độ văn hóa cao so với tỷ lệ dân số của dân tộc; có nhiều con em công tác trong các cấp, ngành ở địa phương. Dân tộc Pu Y đã có cán bộ KHKT có học vị Thạc sĩ khoa học, có kỹ sư, bác sĩ, nhiều giáo viên các cấp học...Với truyền thống cần cù, thông minh, sáng tạo, với truyền thống văn hóa đặc sắc, người dân Pu Y đang từng bước vươn lên làm giàu cho quê hương, cho dân tộc mình, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.


Hiến Chương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng Làng Văn hóa ở Xín Mần
(HGĐT)- Ông Hoàng Tiến Chủ, Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần khẳng định: Sau nhiều năm triển khai thực hiện, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, trọng tâm là xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá đã được đông đảo nhân dân trong huyện hưởng ứng.
28/05/2008
Sân khấu dành cho thiếu nhi: Cánh cửa đã mở?
So với mọi năm, có thể nói giới bầu show, các nhà tổ chức chương trình, các công ty có tên tuổi trong việc lăng- xê và độc quyền ca sĩ đã dành sự quan tâm nhiều hơn vào thị trường nghệ thuật dành cho thiếu nhi dịp hè năm nay.
28/05/2008
Đường lên núi
(HGĐT)- Cầm quyết định mà bà Hiệu trưởng nhà trường vừa đưa Thi không khỏi rơi nước mắt. Phân trường mà cô sẽ đến dạy cách trường chính hơn chục cây số đường núi. Nghe bà hiệu trưởng nói đó là một bản người Mông, ở đó đã có một thầy giáo, cũng vào được hơn một năm rồi “Đưa cô vào để tăng cường một thời gian” -nói xong bà Hiệu trưởng mỉm cười khó hiểu.
26/05/2008
Đêm nhạc hội Việt - Nhật công phu và sâu lắng
Chương trình “Giấc mơ về một nền hòa bình” đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội đêm 24/5 với sự có mặt của những ngôi sao hàng đầu Việt Nam và Nhật Bản. Tiếng hát của họ là ngôn ngữ âm nhạc vượt biên giới, thế hiện "mối quan hệ từ trái tim đến trái tim” giữa hai nước.
26/05/2008