Giai điệu tháng Năm – giai điệu Hồ Chí Minh
Tháng Năm, khi nắng chói chang nhuộm đỏ chùm hoa phượng trên những hàng cây là lúc trái tim mỗi người dân Việt lại vang lên khúc ca mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Trong kho tàng ca khúc cách mạng Việt
Những ca khúc viết về Người đều rất dung dị nhưng đầy xúc cảm. Từ hình ảnh ấu thơ của Người đến khi Bác ra đi tìm đường cứu nước rồi khi trở về lãnh đạo cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, lúc nào hình ảnh Người cũng đẹp hồn hậu nhưng vẫn mạnh mẽ, khí phách.
Nhạc sỹ An Thuyên đã rất xúc động khi viết Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác. Một người con của quê hương Xô Viết đã vẽ nên một bức tranh âm nhạc về tuổi thơ của Người. Nhạc sỹ An Thuyên tâm sự ông viết ca khúc này năm 1973 khi mới vừa tròn 23 tuổi. Những hình ảnh tuổi thơ của Bác được thể hiện lại bằng âm nhạc thật gần gũi, thân thương như bất kỳ một người dân Việt
Còn nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn lại hồi tưởng lại những ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước trong bài Dấu chân phía trước. “Khi tôi còn là hạt bụi, Người đã lên tàu đi xa/ Khi quê hương còn chìm nổi, Người đã lên tàu đi xa…/Khi bến Nhà Rồng đầy nước mắt, dấu chân Bác đặt chốn này…”. Những ca từ và giai điệu trong bài hát này thêm lần nữa nhấn mạnh tầm nhìn và vai trò của Người trước vận mệnh đất nước và Người đã quyết tâm ra đi. Hình ảnh người thanh niên lao công trên tàu vất vả để đi ra nước ngoài với mục đích lớn lao là tìm đường giải phóng quê hương sẽ mãi là tấm gương cho thế hệ sau ngưỡng mộ và học tập. Bởi vì sau ngày từ biệt bến Nhà Rồng thì 30 năm sau Người đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc. Chính Bác là người đi trước “khai rừng, băng sông mở lối…” để cho chúng ta có một cuộc đời tốt đẹp như hôm nay.
Một loạt những ca khúc khác lại khai thác tính nhân văn trong con người chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là tình yêu thương bao la con người của vị cha già dân tộc, trái tim nhân từ của một vĩ nhân đối với cuộc đời, với nhân loại. Nhạc sỹ Thuận Yến sáng tác Bác Hồ một tình yêu bao la, Người về thăm quê… đã phần nào nói lên điều đó. Những ca từ trong Bác Hồ một tình yêu bao la như câu chuyện kể giản dị về sự quan tâm và trái tim đầy tình yêu thương bao la của Người. Trái tim và tình yêu thương bao la ấy mãi như cánh chim không mỏi bay trên bầu trời Việt
Trong muôn vàn tình yêu bao la của Người thì tình cảm dành cho thiếu nhi luôn nồng nàn và gần gũi nhất. Nhạc sỹ Phong Nhã đã viết “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh/ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng…”. Câu hỏi nhưng cũng chính lại là câu trả lời bởi tình yêu của Bác dành cho trẻ em Việt Nam là vô tận và Bác cũng đã được chính những nụ hồng, “búp non trên cành” đáp lại bằng những tình cảm thiêng liêng nhất. Ở mảng ca khúc viết cho thiếu nhi không thể không nhắc đến Em mơ gặp Bác Hồ của nhạc sỹ Xuân Giao. “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, râu Bác dài tóc Bác bạc phơ…”, những giấc mơ giản dị của những cô bé, cậu bé khi muốn gặp được Bác Hồ - người ông hiền từ và nhân đức với bộ râu dài, ánh mắt sáng và vầng trán rộng… Chỉ là những suy nghĩ rất trẻ con nhưng lại thân thương và gần gũi. Đó là những tình cảm thiêng liêng mà trẻ thơ Việt
Khi trái tim những người dân Việt Nam vui mừng chiến thắng cất lên Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên), thì đó là lúc toàn Đảng, toàn dân nhớ về Bác Hồ nhiều nhất. Khúc khải hoàn ca của đất nước cũng chính là những nốt nhạc ca ngợi Bác Hồ - vị cha già của dân tộc. “30 năm dân chủ cộng hòa, kháng chiến đã thành công. Việt
Cũng là khúc ca mừng chiến thắng. Tiếng hát từ thành phố mang tên Người của nhạc sỹ Cao Việt Bách lại cất lên những lời hào sảng ngợi ca công ơn của Bác Hồ. “Từ thành phố này Người đã ra đi, bao năm ước mơ đón Bác trở về Trong chiến dịch này, Bác đã cùng về với những đoàn quân. Bác vẫn đến từng nhà thăm các cụ già, cầm tay chúng con Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn..…”, thì nay Bác đã ở trong tim mỗi người dân đất Việt. Hình ảnh Người luôn được nhắc đến như biểu tượng của sự kết đoàn, sum họp.
Còn rất nhiều ca khúc viết về Người, như một gia sản lớn trong kho tàng âm nhạc Việt
Ý kiến bạn đọc