Xây dựng Làng Văn hóa người Tày ở xã Phương Tiến

14:23, 23/02/2007

(HGĐT)- Trong những năm qua, nhờ có những chính sách bảo tồn, tôn tạo và khôi phục lại các di sản văn hóa của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của Luật Di sản văn hóa làm hành lang pháp lý, cấp ủy, chính quyền huyện Vị Xuyên đã phối hợp chỉ đạo UBND xã Phương Tiến xây dựng Đề án “Làng Văn hóa người Tày” tại thôn Sửu.


Đây là Làng Văn hóa người Tày điểm của huyện, một dự án mang tính khả thi cao. Bởi căn cứ vào những tiêu chí như hiện nay thì thôn Sửu hoàn toàn có thể đáp ứng được.

Thôn có 78 hộ dân với 358 khẩu, trong đó chủ yếu là dân tộc Tày sinh sống, chiếm 95% dân số của thôn. Cả thôn có 4 hộ giàu, 10 hộ khá, 52 hộ trung bình, toàn thôn chỉ còn 15 hộ nghèo. Thôn Sửu được công nhận Làng Văn hóa cấp tỉnh từ năm 2001 với 21 hộ đạt Gia đình Văn hóa cấp tỉnh. Thôn đang phấn đấu đến năm 2007, cả thôn có 60-70% Gia đình Văn hóa cấp tỉnh, 100% Gia đình Văn hóa cấp xã, 95% đạt cấp huyện.

 

Cơ sở vật chất hạ tầng kiến trúc của thôn có nhiều thay đổi. Hệ thống giao thông trong năm vừa qua có những chuyển biến quan trọng. Thôn bắt đầu làm đường bê tông từ năm 1998, đến nay các tuyến đường chính của thôn cơ bản bê tông hóa với 2 loại đường: 2,5m và 1,5m. Công tác vệ sinh môi trường của thôn luôn được chú trọng. Phấn đấu năm 2007 cả thôn đạt 100% hộ di rời hết gia súc, gia cầm ra khỏi gầm sàn... Kinh tế nông nghiệp của thôn có những bước tiến mạnh mẽ. Với 23,4 ha diện tích đất trồng lúa, có 20 ha đất được trồng cấy 2 vụ và 15 ha được trồng cấy bằng các giống lúa mới. Chính vì vậy mà năng suất, sản lượng của thôn hàng năm đạt 53 tạ/ha/năm, bình quân lương thực đầu người đạt 500 kg/năm. Tình hình chính trị, AN-QP của thôn được giữ vững. Trên địa bàn hầu như không xảy ra hiện tượng trộm cắp tài sản, nghiện hút... Phong trào văn hóa, văn nghệ - thể thao của thôn được duy trì dưới những hình thức hoạt động phong phú, đa dạng. Đặc biệt, thôn có đội văn nghệ quần chúng dân gian hoạt động thường xuyên với các tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa của người Tày; các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Lồng tồng, các trò chơi dân gian đánh yến, đẩy gậy, đánh sảng... được duy trì, phát huy. Trong thời gian tới, những hoạt động này sẽ được các cơ quan chức năng quân tâm, phối hợp để tiếp tục duy trì, đẩy mạnh một cách bài bản hơn như: Tập huấn và dàn dựng chương trình có sự hỗ trợ chuyên môn của ngành văn hóa cho đội văn nghệ quần chúng; khôi phục lại các lễ hội truyền thống của thôn; tổ chức tập luyện thường xuyên các trò chơi dân gian, trở thành nếp sinh hoạt thường xuyên trong các ngày lễ tết cổ truyền.

 

Đề án xây dựng Làng Văn hóa người Tày khi đi vào hoạt động sẽ là cơ hội tốt để phát huy và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của người Tày nói chung, thôn Sửu nói riêng. Bảo tồn và chọn lọc những phong tục tập quán, nếp sống tốt đẹp, văn minh của người dân thôn Sửu, hình thành trong làng bản những phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng những quy ước, hương ước, quy chế, các mục tiêu cụ thể. Cùng nhau phấn đấu tiến tới một cộng đồng làng bản đoàn kết, giàu đẹp, công bằng, dân chủ và văn minh. Mặt khác việc xây dựng Làng Văn hóa người Tày còn là cơ sở để tạo ra điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa cộng đồng người Việt. Đây sẽ là cơ hội tốt để giới thiệu với du khách về những nét đặc sắc của văn hóa miền núi nói chung và văn hóa người Tày nói riêng. Bên cạnh đó, việc đưa vào sử dụng Làng Văn hóa người Tày còn tồn vinh những nét truyền thống của địa phương, đem bản sắc riêng hòa nhập với khu vực và thế giới.

 

Với những tiềm năng vốn có của mình, việc thực hiện Đề án xây dựng “Làng Văn hóa người Tày” tại thôn Sửu, xã Phương Tiến sẽ là một điểm đến hấp dẫn của du khách khi đến với cộng động văn hóa người Tày thuộc huyện Vị Xuyên trong những năm tới.


Lê Thơm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tết ở quê núi
(HGĐT)- Quẹo phải nơi cây gạo cổ thụ tôi men theo rìa làng thôn Then mà đi. Sau cánh rừng, là những ngôi nhà sàn xinh xắn. Dọc bìa rừng, từng đàn trâu thong rong gặm cỏ. Làng quê thanh bình hiện lên trong câu hát ru của mẹ. Một dòng suối cuối mùa khô sâu chặn ngang dòng suy tưởng. Bên túp lều ven suối, cụ già ngoài 70 tuổi, tóc bạc, áo chàm, chỉ cho tôi chiếc cầu khỉ... “Đi
29/01/2007
tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
(HGĐT)- Năm qua, với nhiều chủ trương hoạt động lớn, công tác xây dựng tổ chức Đoàn - Hội và các hoạt động nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương trên địa bàn thị xã Hà Giang thực sự là những đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, có sức lan toả đến mọi đoàn viên thanh niên (ĐVTN), đặc biệt là các phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng đã được triển
29/01/2007
Khai mạc đợt phim mừng đảng, mừng xuân
(HGĐT)- Tối 25.1 tại Trung tâm Văn hoá, Sở Văn hoá - Thông tin phối hợp với Cục Điện ảnh Việt Nam tổ chức khai mạc đợt chiếu phim mừng Đảng, mừng Xuân, được trình chiếu từ ngày 25.1 - 20.2.2007, với những bộ phim đạt giải các kỳ liên hoan phim trong nước và quốc tế.
29/01/2007
Tổng kết công tác DS-GĐ và TE năm 2006
Ngày 26.12, tại Hội trường LĐ LĐ tỉnh, Ủy Ban Dân số - Gia đình và Trẻ em (DS-GĐ và TE) Hà Giang tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác DS-GĐ và TE năm 2006, bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2007. Đến dự có đồng chí Vương Mí Vàng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
28/12/2006