Tát Ngà vào “Mùa gieo chữ”

19:58, 29/08/2011

HGĐT- Trong những ngày này, ở xã Tát Ngà (Mèo Vạc) đâu đâu cũng thấy được không khí rộn ràng chuẩn bị cho năm học mới. Dù ở những xóm xa, khó khăn nhất như: tư tình, chi lợi rung, vị pi cho đến nơi gần trung tâm xã, gồm: Tát Ngà và Bản Chiều... nhà nhà đang chuẩn bị mọi điều kiên tốt nhất để con em đến trường. 


 

 Trường Mầm non xã Tát Ngà đã chuẩn bị đầy đủ cơ sỏ vật chất , trang thiết bị cho năm học mới 2011 - 2012.


Với nhà kha khá một chút thì sắm cặp sách mới, mua thêm vài cái áo, quần; nhà nghèo thì cũng sửa sang lại chiếc cặp cũ, chuẩn bị tư trang để con em mình cùng các bạn tới trường, cùng hướng tới tương lai no ấm...

 

Tát Ngà là một xã vùng cao núi đất chỉ cách trung tâm thị trấn huyện Mèo Vạc hơn 20km, nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn, gian khó. Những cái khó ở đây chủ yếu vì điều kiện sinh hoạt, đời sống, thiếu tư liệu sản xuất, đất dốc, đồi cao, không đủ nước ăn ở, sản xuất... đã trở thành “rào cản” không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của xã. Nhưng có một điều hết sức đáng mừng mà các cấp ủy, chính quyền cùng nhân dân địa phương đã, đang làm rất tốt chính là tỉ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường luôn đứng trong “Top 3” của toàn huyện...


Theo thông tin tại Hội nghị giáo dục đầu năm học (2011 - 2012) tại xã Tát Ngà có nêu: Vào đầu năm học, Đảng ủy, chính quyền địa phương đã chủ động phân công các đồng chí trong Ban chấp hành, ban, ngành phụ trách các xóm, điểm trường kết hợp với Ban giám hiệu, giáo viên các trường của các cấp học tăng cường công tác tuyên truyền, vận động theo từng khu vực, từng hộ gia đình và từng phụ huynh học sinh với quyết tâm đặt ra phải đạt chỉ tiêu về tỉ lệ vận động đưa trẻ tới trường... Chính từ việc chủ động trong công tác lãnh, chỉ đạo về công tác chuẩn bị cho năm học mới, nên nhìn chung không chỉ các cấp chính quyền, ban, ngành, cán bộ địa phương mà ngay cả quần chúng nhân dân và nhất là các bậc phụ huynh học sinh đã nhận thấy tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc phát triển KT-XH và qua đây đã phát huy tối đa công tác xã hội hóa giáo dục trong toàn xã. Tuy nhiên, song hành với những gì thuận lợi thì luôn có những khó khăn cản trở đến mục tiêu chung của toàn xã, như: Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, địa bàn xã đi lại chưa được thuận lợi; tư tưởng của một số không nhỏ nhân dân còn bảo thủ, lạc hậu chưa thực sự coi trọng việc học tập của con em mình dẫn đến tình trạng bỏ học, nghỉ học “cài răng lược” thường xuyên xảy ra ở các cấp học, bậc học. Hay như, một phần cản trở không nhỏ đến công tác giáo dục chính là điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy, học, ăn ở của các điểm trường chưa được đảm bảo... Để đảm bảo cho công tác triển khai thực hiện kế hoạch năm học mới 2011 - 2012 có chất lượng tốt nhất mà theo như ông Chủ tịch xã Lò Văn Sì cho biết thì sau khi có kế hoạch, các cấp chính quyền xã cũng đã ra nghị quyết chuyên đề về công tác giáo dục, tổ chức hội nghị giáo dục đầu năm để ký cam kết với xóm, bản về việc huy động trẻ tới trường; thường xuyên chỉ đạo công tác duy trì giáo dục; đưa chỉ tiêu về công tác giáo dục gắn với công tác khen thưởng và đánh giá hoạt động cuối năm cũng như phân công cán bộ phụ trách chỉ đạo xóm, bản xây dựng, điều chỉnh quy ước, hương ước thôn, bản; quan tâm nhiều hơn tới học sinh nội trú dân nuôi (NTDN) như về chỗ ăn, ngủ, nghỉ, hỗ trợ kinh phí, rau xanh cho học sinh theo hình thức mỗi hộ gia đình đóng góp 4kg rau xanh/hộ quy vòng theo năm học; xã ủng hộ tiền mua bát, xoong nồi nấu ăn. Vậy nên phần nào đời sống của học sinh NTDN đã được đảm bảo mọi điều kiện về chỗ ăn, ngủ, nghỉ, học tập. Do đó, khi trẻ tới trường học theo hình thức NTDN các bậc phụ huynh học sinh rất yên tâm. Và đây cũng chính là một trong những yếu tố tích cực đối với việc duy trì học sinh đến trường luôn đạt tỉ lệ cao.


Và để có cái nhìn tổng quát hơn về công tác chuẩn bị cho năm học mới của xã Tát Ngà, chúng tôi đã đến thực tế tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Tát Ngà, tiếp và đưa chúng tôi đi tham quan trường, anh Nguyễn Văn Chiển, Hiệu trưởng trường cho biết: “Trong những năm qua, Ban giám hiệu nhà trường luôn nêu cao trách nhiệm của người lãnh đạo, thường xuyên xây dựng kế hoạch hoạt động thích hợp theo từng thời gian cụ thể để sao cho mọi hoạt động của trường đều đạt kết quả tốt nhất. Ngoài ra, Ban giám hiệu trường là người chịu trách nhiệm chính về quản lý giáo viên cũng như chất lượng dạy học của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh nên để nắm chắc được điều đó, nhà trường đã rất chú trọng đến công tác xây dựng luồng thông tin đa chiều giữa trường với xã; giữa giáo viên với cán bộ phụ trách xóm, thôn và giữa trưởng, phó xóm và những người có uy tín trong làng để từ đó nắm bắt tình hình hoạt động giảng dạy của từng giáo viên một cách cụ thể nhất, hiệu quả nhất...”. Trong chuyến thăm trường lần này dù chưa đến ngày khai giảng và cũng chưa vào học chính thức nhưng tỉ lệ học sinh đến trường đã đảm bảo theo đúng kế hoạch, gồm: Hiện nay, ngoài trường chính, trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Tát Ngà còn có 6 điểm trường với 24 lớp và 450 học sinh; tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đến trường đạt 100%; 100% học sinh bán trú đều được hưởng đầy đủ chế độ...


 

 Cán bộ cấp dưỡng là người địa phương được xã thuê đang chuẩn bị bữa ăn trưa cho học sinh bán trú tại trường.


Có đi mới thấy, có đến mới biết: Nay đã cận kề với ngày khai giảng của trường (1.9.2011) nhìn chung mọi điều kiện cho năm học mới trường PTDTBT Tiểu học Tát Ngà đã chuẩn bị đầy đủ. Từ trường, lớp, đến chỗ ăn, ngủ, nghỉ của học sinh đều được nhà trường tận dụng hết mọi khả năng với những gì sẵn có để đảm bảo theo đúng kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy, cụm từ “đủ điều kiện” ở đây vẫn chưa được chọn vẹn khi cơ sở vật chất của trường vẫn đã và đang phải tận dụng, khắc phục cho dạy - học; ngủ - nghỉ của học sinh. Anh Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Theo kế hoạch năm học 2011 - 2012, trường tiếp nhận gần 160 học sinh bán trú nhưng hiện tại giường ngủ 2 tầng mới chỉ có 8 chiếc, số học sinh còn lại phải ngủ ghép từ 2 - 3 em/phản. Và toàn trường nếu khắc phục, sửa chữa kịp thời những phòng lưu trú đã xuống cấp thì cũng có gần 20 phòng ngủ nhưng vì chưa có kinh phí sửa chữa nên tạm thời học sinh vẫn phải ngủ ghép. Và đó cũng chưa phải là vấn đề lớn, điều mà nhà trường trăn trở nhất hiện nay là thiếu nước sinh hoạt cho hơn 200 giáo viên, học sinh vì dù tiếng là trường có bể nước hơn 10m3 nhưng nhiều năm nay bỏ hoang vì không có nguồn nước về cho nên nước dùng cho sinh hoạt, ăn uống của trường đều phải dùng nhờ bể nước của UBND xã cách trường hơn 300m. Bởi thế, đến mùa khô hiện tượng thiếu nước sạch sinh hoạt xảy ra thường xuyên...”.


Ngày khai giảng đã gần kề, công tác chuẩn bị cho năm học mới của xã Tát Ngà cũng như của trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Tát Ngà nhìn chung đã khá đầy đủ và để sự nghiệp giáo dục của xã phát triển trọn vẹn thì rất cần sự chung tay, góp sức của các cấp, ngành, đoàn thể và của cả bà con nhân dân trên địa bàn sao cho trẻ em đến trường được sinh sống, học tập trong những điều kiện tốt nhất mà các em đáng được hưởng.


PHI ANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thỏa thuận hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội
HGĐT- Chiều 28.7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội do Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội làm trưởng đoàn, cùng một số lãnh đạo đại diện các trường và các Ban thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
29/07/2011
Ngành Giáo dục và Đào tạo: Bước vào năm học mới
HGĐT- Trong năm học vừa qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã hoàn thành và đạt được nhiều kết quả vượt bậc. Quy mô trường, lớp không ngừng được củng cố và phát triển, chất lượng dạy và học ngày một nâng cao.
26/08/2011
Giáo dục - đào tạo ở Vị Xuyên
HGĐT- Trong năm qua, mặc dù trong điều kiện của một huyện còn nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự chăm lo của các ban, ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ học sinh cùng với sự nỗ lực của toàn ngành, sự nghiệp giáo dục-đào tạo của huyện Vị Xuyên tiếp tục có nhiều đổi mới và đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng, thực hiện
24/08/2011