Sau 3 năm thực hiện CVĐ “Hai không” ở Mèo Vạc

16:43, 31/12/2009

HGĐT- Sau 3 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động (CVĐ) “Hai không” là: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, ngành Giáo dục huyện Mèo Vạc đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, chất lượng giáo dục cũng từng bước được cải thiện, nâng cao và đạt kết quả khả quan trong các kỳ thi chuyển lớp.


 
 Học sinh nội trú dân nuôi xã Tả Lủng (Mèo Vạc) trồng rau xanh cải thiện bữa ăn. Ảnh: Phùng Nguyên

Từ năm học 2007 - 2008 cho đến nay, tỷ lệ huy động trẻ từ 6 - 14 tuổi đến trường của huyện Mèo Vạc luôn đạt trên 97%, tỷ lệ chuyển lớp năm học 2008 - 2009 đạt trên 86% và tỷ lệ tốt nghiệp lớp 9 đạt 96%. Bà Phạm Thị Thanh Mai, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Mèo Vạc cho biết: Ngay từ đầu năm học 2006 - 2007, Phòng GD&ĐT huyện Mèo Vạc đã triển khai nội dung CVĐ tới tất cả các đơn vị trường học trong toàn huyện, đồng thời tổ chức cho các trường đăng ký và triển khai CVĐ bằng nhiều hình thức như: Tổ chức hội thảo về việc học sinh ngồi nhầm lớp, khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, tổ chức kiểm tra thi cử một cách nghiêm túc và nâng cao hiệu quả quản lý, đổi mới phương pháp, lề lối làm việc… Bên cạnh việc xây dựng, củng cố hệ thống trường lớp, trang thiết bị dạy học, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, ngành GD&ĐT huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch dạy và học sát với thực tiễn, đổi mới đề kiểm tra theo hướng người học phải hiểu bài… Nhờ đó, nội dung của CVĐ đã đi dần vào chiều sâu, làm chuyển biến nhận thức, hành động của các cấp quản lý giáo dục, nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh. Việc giảng dạy và ý thức học tập của học sinh đã chăm chỉ, nghiêm túc, thực chất và dần đi vào nề nếp hơn, đồng thời các trường còn đề ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm giúp đỡ các học sinh học lực yếu kém nhằm góp phần nâng kiến thức, chất lượng học cho các em cũng như nâng cao kết quả các kỳ thi. Tuy tỷ lệ học sinh lên lớp trong năm đầu triển khai thực hiện CVĐ so với các năm trước có thấp hơn, nhưng đã khẳng định được chất lượng giáo dục thật của ngành. Đến nay, tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp đã được khắc phục, đặc biệt tình trạng điểm khống, nâng điểm trong kiểm tra, thi cử được chấm dứt. Hàng tháng, nhà trường tổ chức họp kiểm điểm, đánh giá kết quả đối với từng giáo viên trong việc cho điểm, chấm điểm trên tinh thần chính xác và khách quan, bởi nhà trường không căn cứ vào kết quả để đánh giá thi đua mà yêu cầu giáo viên cần đánh giá đúng thực lực đối với từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ, bồi dưỡng thêm cho các em có học lực yếu... Với những biện pháp trên, tình trạng bỏ học, đến lớp chậm giờ đã giảm hẳn. Phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện” được các trường thường xuyên tuyên truyền giáo dục cho học sinh về ý thức trong học tập, giữ gìn cảnh quan môi trường, lớp học và xung quanh trường... đáp ứng được yêu cầu học tập, vui chơi của các em và tạo cho các em có được cảm giác yêu mến và coi trường học là nhà của mình. Điều đó đã được thể hiện qua kết quả đánh giá, xếp loại thi đua khen thưởng đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của ngành qua các năm học. Riêng năm học 2008 – 2009, toàn ngành GD&ĐT huyện Mèo Vạc có tới 94 giáo viên dạy giỏi cấp trường, 70 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện, 11 giáo viên giỏi cấp tỉnh. Về học sinh có 267 học sinh đạt học sinh giỏi cấp trường và 101 học sinh giỏi cấp huyện. Đặc biệt từ năm 2005 đến nay, toàn ngành GD&ĐT huyện Mèo Vạc đã có trên 50 tập thể và gần 2.000 cá nhân được các cấp khen thưởng.


Trao đổi với chúng tôi về nhiệm vụ của ngành GD&ĐT huyện Mèo Vạc trong thời gian tiếp theo, bà Phạm Thị Thanh Mai cho biết: Ngành tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, CVĐ “Hai không”, CVĐ “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cùng với các phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào “Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp”...; tổ chức, thực hiện nghiêm túc các kỳ thi, đồng thời xử lý nghiêm khắc đối với cán bộ, giáo viên không nghiêm túc thực hiện các CVĐ để đảm bảo việc đánh giá thi đua thực sự khách quan, công bằng... Đây chính là động lực để nâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn huyện.


Phan Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị giao ban toàn ngành Giáo dục - Đào tạo
HGĐT- Sáng 30.11, Sở Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) tổ chức Hội nghị giao ban toàn ngành tháng 11.2009, nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 11 về công tác GD - ĐT, đồng thời triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 12.2009.
30/11/2009
Trường Mầm non Lũng Chinh (Mèo Vạc): Tổ chức hội thi kể chuyện, đọc thơ cô và trẻ
HGĐT- Vừa qua, trường Mầm non xã Lũng Chinh (Mèo Vạc) đã tổ chức Hội thi kể chuyện, đọc thơ cô và trẻ lần thứ nhất.
28/12/2009
Hiệu quả từ mô hình Nội trú dân nuôi ở trường PTCS Thái An
HGĐT- Là một trong những xã xa, đặc biệt khó khăn của huyện Quản Bạ, xã Thái An có địa bàn rộng, dân cư thưa, trình độ dân trí của người dân còn hạn chế, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, điều kiện hạ tầng còn nhiều thiếu thốn. Toàn xã hiện có 6 thôn bản, trong đó có nhiều thôn, bản xa, các em học sinh ở đây muốn đến trường học phải vượt qua nhiều cây số đường
28/10/2009
Hoạt động kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11
HGĐT- Sáng 19.11, trường Chính trị tỉnh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11. Dự có đồng chí Vương Mí Vàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; các đồng chí nguyên là lãnh đạo nhà trường, cùng đông đảo cán bộ, giáo viên và học viên trong trường…
23/11/2009