Huyện Quang Bình: Hội nghị chuyên đề về đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục
HGĐT- Vừa qua, huyện Quang Bình đã tổ chức Hội nghịvề đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục. Dự hội nghị có lãnh đạo sở GD-ĐT tỉnh, Thường trực huyện ủy, UBND huyện, hiệu trưởng các trườngTHPT, THCS, Tiểu học và Mầm non trên địa bàn.
Qua đánh giá về chất lượng giáo dục của huyện thời gian qua cho thấy: Quy mô mạng lưới trường lớp ngày càng phát triển, toàn huyện có 398 nhà lớp học các cấp với 867 phòng học, với 4.710 bộ bàn nghế, Cơ sở vật chất được đầu tư khá khang trang, từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học. Tỷ lệ huy động học sinh các ngành học, cấp học cùng với chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, toàn ngành đã thực hiện tốt 3 cuộc vận động và phong trào thi đua: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,cuộc vận độnghai không và “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sángvề đạo đức, tự học và sáng tạo”, tạo sự chuyển biến lớn trong nhận thức và hành động của các cấp quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo, học sinh và phụ huynh học sinh.…
Hội nghị cũng đãnêu lên những hạn chế, cần phải khắc phục và đổi mới, đó là:Chất lượng GD- ĐT của huyện còn thấp, bệnh thành tích còn khá phổ biến, chưa mạnh dạn đổi mới trong công tác quản lý giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên về cơ bản đã được chuẩn hoá, nhưng năng lực quản lí, nghiệp vụ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ quản lí và giáo viên còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Tình trạng vừa thiếu, vừa thừa giáo viên ở các cấp học còn cao. Cơ sở vật chất như: phòng học bộ môn, thiết bị dạy học ở một số trường còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Hội nghị đãthảo luận và đề ra phương hướng, giải pháp đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục thời gian tới, là: Phòng GD-ĐT phải bố trí đủ cán bộ phụ trách chuyên môn, cán bộ quản lý các trườngcó trình độ đào tạo chuẩn, nhiều kinh nghiệm về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức, có trách nhiệm nhiệt tình đáp ứng với yêu cầu của công tác giáo dục và đào tạo. Bổ sung đủ đội ngũ giáo viên cho các cấp học, vận động duy trì sĩ số học sinh; thực hiện tốt chuyên môn nghiệp vụ, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, chấm dứt triệt để tình trạng dạy học theo lối đọc, chép đơn thuần. Lấy chất lượng giáo dục, hiệu quả giáo dục làm cơ sở để đánh giá chất lượng cán bộ quản lý và giáo viên; Tổ chức cho cán bộ, giáo viên đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng mỗi học kỳ 2 lần theo các tiêu chí của Bộ và Sở GD-ĐT. Cấp uỷ, chính quyền địa phương cần có nhận xét, đánh giá cho cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, đánh giá hoạt động của các đơn vị cơ sở GD-ĐT qua mỗi học kỳ. Tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dụcvà giáo viên về đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học, chương trình hợp tác Việt Nam- Singapor. Quy hoạch, xác định lộ trình , tập trung đầu tư nguồn lực để xây dựng hệ thống trường chuẩn Quốc gia.
Ý kiến bạn đọc