Sử dụng thiết bị dạy học hiện đại vào đổi mới phương pháp dạy học ở trường Cao đẳng Sư phạm

16:27, 22/09/2008

HGĐT- Trường CĐSP Hà Giang trong năm học qua đã chú trọng đầu tư phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy - học; tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên áp dụng trong giảng dạy; khuyến khích giảng viên soạn giáo án điện tử và dần trang bị đủ cho 20 phòng học mỗi phòng 1 máy chiếu Projecter, 1 máy tính tinh thể lỏng, máy chiếu vật thể, bảng điện tử...


Kết nối mạng Internet cho toàn bộ máy tính trong trường; thường xuyên mở các lớp tập huấn về thiết kế giáo án điện tử và sử dụng thiết bị dạy học hiện đại, tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH).

Qua thực tế giảng dạy cho thấy, tất cả các bộ môn từ Toán, Vật lý, Mỹ thuật, Thể dục, Văn học... đều phát huy tối đa hiệu quả dạy học. Người dạy tiết kiệm được sức lực, thời gian (để dành cho việc hướng dẫn thực hành), bài soạn khoa học, chuyển tải kiến thức một cách đầy đủ nhất, nhanh nhất. Người học tiếp thu được dung lượng kiến thức nhiều hơn, dễ dàng hơn, hứng thú hơn. Khi dạy học môn Mỹ thuật trước đây, thông thường muốn minh họa cho bài giảng, giảng viên phải đưa ra một phiên bản hay một bức tranh nhỏ trong giáo trình, hoặc dùng phấn vẽ lên bảng... mất nhiều thời gian mà kết quả lại hạn chế, ít hấp dẫn, tiết học bị loãng, đơn điệu, sinh viên không tiếp thu được nhiều kiến thức và không so sánh được nhiều bức tranh cùng lúc. Khi áp dụng CNTT vào giảng dạy một số giờ ở các lớp Cao đẳng Mỹ thuật, Mầm non hiệu quả giờ dạy cao hơn hẳn so với cách dạy thông thường vì đã tạo được hứng thú, tính tích cực chủ động sáng tạo học tập của sinh viên.


Đối với bộ môn Văn học, khi sử dụng CNTT vẫn thu được kết quả cao, khắc sâu tri thức, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, cách cảm nhận bằng nhiều giác quan. Cùng với phương pháp thuyết trình tích cực các đoạn băng hình, nhạc... sẽ góp phần tích cực cho giờ giảng. Chẳng hạn, khi giảng dạy phần Văn học dân gian cùng với việc chiếu các Slide kết hợp bài giảng, giảng viên còn cho sinh viên xem phần tư liệu về Lễ hội dân gian, tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, các đoạn chèo truyền thống... lớp học sôi nổi, sinh viên hứng thú. Mỗi bài, chương giáo viên có thể chọn cách trình chiếu, màu sắc khác nhau, điều đó cũng kích thích sự hứng thú, không gây nhàm chán trong các tiết học.


Môn Lịch sử với nguồn tư liệu phong phú, nếu không có các thiết bị dạy học hiện đại thì mất đi sự lý thú... Ví dụ khi giảng bài Chiến thắng Bạch Đằng, giảng viên không chỉ đưa lên màn hình những ghi nhớ cần thiết mà trình diễn được cả những ảnh tư liệu liên quan, đặc biệt là mô hình trận đánh trên bằng hình ảnh màu sống động các mũi tiến công của ta...


Đối với các môn giảng dạy thực hành như Thể dục, đều có thể sử dụng giáo án điện tử dạy các thao tác qua máy chiếu Projecter. Chẳng hạn bài chạy cư ly trung bình, giáo viên min họa bằng băng hình; việc tua băng hình cùng phân tích các bước qua băng cho sinh viên xem. Giảng viên ít phải mô phỏng các động tác... Hoặc khi giảng dạy học phần Du lịch, giảng viên chỉ cần những cú kích chuột chuẩn là có thể dẫn sinh viên tham quan tất cả bằng hình ảnh sống động với không gian ba chiều. Cùng đó là nền nhạc với lời thuyết minh của phát thanh viên cũng hết sức thuận lợi. Các em có thể thực hành trực tiếp trên máy dưới sự hướng dẫn của giảng viên, dần hình thành kỹ năng hướng dẫn du lịch...


Mọi giảng viên nên cho sinh viên làm quen với PPDH tích cực ngay từ năm học đầu tiên. Thường xuyên truy cập Internet để làm phong phú thêm hiểu biết. Nên ứng dụng CNTT trong soạn giáo án và sử dụng thiết bị dạy học hiện đại.


Máy móc chỉ là phương tiện giúp cho bài giảng hay hơn, sinh động hơn, song không phải là tất cả. Hiệu quả tiết học vẫn tập trung vào vai trò giảng viên. Giảng viên vừa là “diễn viên” vừa là “đạo diễn”; không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải biết cách dẫn dắt sinh viên tham gia tích cực vào bài giảng và kết quả là phải xem sinh viên lĩnh hội tri thức được bao nhiêu để điều chỉnh PPDH phù hợp.


Như vậy, việc sử dụng CNTT trong dạy - học thực sự là một cuộc cách mạng vì những hiệu quả to lớn mà nó đem lại.


Nguyễn Thị Hường (Trường CĐSP Hà Giang)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tổng kết năm học 2007 – 2008
(HGĐT)- Ngày 22.8, tại Trường PTTH Lê Hồng Phong (TXHG), Sở GD & ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2007 – 2008. Đến dự có đồng chí Vương Mí Vàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Lương Văn Soòng, Giám đốc Sở GD & ĐT, chủ trì hội nghị.
25/08/2008
Toàn tỉnh có 4.475 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 2
(HGĐT)- Theo số liệu của Sở GD-ĐT, trong 3 ngày từ 18 đến 20.8, tỉnh ta có 4.475 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 2. Trong đó có 2.609 thí sinh hệ THPT và 1.866 thí sinh hệ bổ túc THPT.
20/08/2008
Đoàn kiểm tra công nhận phổ cập GDTHCS (Bộ GD - ĐT): Thông báo kết quả
(HGĐT)- Như tin đã đưa, ngày 11.8, Đoàn kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở (GDTHCS) - Bộ GD-ĐT làm việc với BCĐ phổ cập GDTHCS tỉnh để xem xét, công nhận phổ cập GDTHCS. Sau khi kiểm tra hồ sơ của 11 huyện, thị và thực tế tại các huyện Yên Minh, Mèo Vạc, Quản Bạ, Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên; chiều 13.8, Đoàn tiếp tục làm việc với BCĐ tỉnh.
18/08/2008
Sẵn sàng đón năm học mới
(HGĐT)- Còn ít ngày nữa, hơn trăm nghìn học sinh của tỉnh sẽ bước vào năm học mới. Hiện nay, công tác chuẩn bị của ngành GD-ĐT cơ bản đã hoàn tất. Khoảng 15.889 cán bộ, giáo viên, 551 trường học từ mầm non đến THPT đã sẵn sàng bước vào năm học mới.
18/08/2008