Phát triển hệ thống các trường PTDTNT và Nội trú dân nuôi

08:05, 27/05/2008

(HGĐT)- Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng rất quan tâm đến công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục cho con em đồng bào các dân tộc trên khắp các địa bàn của tỉnh thông qua hệ thống các trường phổ thông Dân tộc Nội trú (PTDTNT) và hệ thống trường lớp Nội trú dân nuôi (NTDN), qua đó góp phần làm cho đời sống cũng như trình độ dân trí nhân dân ngày càng được cải thiện đáng kể.


Theo thống kê của Sở GD-ĐT cho thấy, năm học 2007 - 2008 trên địa bàn tỉnh có 8 trường PTDTNT huyện với 2.100 học sinh; 2 trường PTDTNT cụm xã với 445 học sinh; 2 trường PTDTNT miền với 1.164 học sinh và 1 trường PTDTNT tỉnh với 447 học sinh. Quy mô, mạng lưới trường lớp NTDN được phát triển ở 11/11 huyện, thị (137/195 xã, phường) với 1.171 lớp và 16.024 học sinh theo học, trong đó cấp tiểu học là 5.319 em, cấp THCS là 10.755 em. Huyện có học sinh NTDN đông nhất là Mèo Vạc với 3.654 em và nơi có học sinh NTDN ít nhất là thị xã Hà Giang với 80 em. Nhìn chung, hệ thống các trường PTDTNT đã phát triển đủ về loại hình trường lớp đáp ứng yêu cầu đào tạo đối với học sinh là con em các dân tộc thiểu số; công tác quản lý của các trường PTDTNT không ngừng được cải tiến, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao, tỷ lệ chuyển lớp và tỷ lệ thi tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước; hầu hết các huyện đã chú ý điều động giáo viên cho các trường DTNT tương đối đủ về số lượng, đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, có tay nghề vững, có lòng yêu nghề, mến trẻ, yên tâm công tác; điều kiện cơ sở vật chất trường lớp, phòng làm việc, nhà bếp, nhà ăn, nhà lưu trú học sinh, nhà lưu trú giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác dạy và học. Việc ra đời các lớp NTDN ở các huyện vùng cao đã thúc đẩy phong trào giáo dục phát triển, góp phần quan trọng trong việc huy động học sinh đúng độ tuổi đến trường tỷ lệ ngày càng cao; chất lượng giáo dục dần dần được cải thiện, học sinh có điều kiện tiếp cận với các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động tập thể, được hướng dẫn ăn ở vệ sinh. Từ năm 2005 - 2008 một số nơi đã được Nhà nước xây dựng trường lớp kiên cố đảm bảo đủ trường, lớp, nhà lưu trú cho giáo viên; các trang thiết bị khác như: Giường, phản, chiếu, chăn, màn, dụng cụ khác phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của các em được xã và các cơ quan trong huyện giúp đỡ, mua sắm. Riêng sách giáo khoa, giấy, bút mực được cấp phát theo chế độ học sinh vùng cao, các trường có NTDN đã xây dựng kế hoạch và nội quy học tập, hoạt động như các trường nội trú huyện.


Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Minh có mô hình Mầm non bán trú dân nuôi ở xã Lao Và Chải đang được phát triển khá tốt, là mô hình điển hình để nhiều xã học tập; mô hình NTDN ở xã Xín Mần (Xín Mần) đã vận động và thu hút được một lượng lớn học sinh theo học... Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các xã số lượng trường, lớp, nhà lưu trú... đều còn tạm bợ và thiếu. Hiện nay mới có một số xã như: Chế Là, Nàn Xỉn, Bản Ngò (Xín Mần) và một số xã khác của huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn được Nhà nước đầu tư xây dựng nhà lưu trú, còn lại là do các xã và nhân dân tự xây dựng.


Theo quan điểm của tỉnh cũng như của ngành Giáo dục tỉnh nhà để cho hệ thống các trường PTDTNT và NTDN phát triển vững chắc trong thời gian tới, cần tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống trường PTDTNT và NTDN trở thành trường có vị trí mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh, thực hiện tốt nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo cán bộ cho tỉnh; tiến hành xây dựng các trường PTDTNT trở thành trường chuẩn Quốc gia, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền các cấp, sự quan tâm ủng hộ của nhân dân các dân tộc đối với công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục dân tộc nói riêng; coi trọng phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục ở hệ thống trường nội trú và NTDN. Phối hợp với Hội Khuyến học các cấp tuyên truyền, vận động, duy trì số lượng học sinh; khuyến khích kịp thời những học sinh vượt khó học giỏi, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh dân tộc vùng đặc biệt khó khăn; thực hiện tốt mức hỗ trợ cho học sinh dân tộc nội trú và NTDN, tăng cường hơn nữa việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường DTNT và NTDN.


Ngọc Quỳnh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Yên Minh nâng cao chất lượng giáo dục
(HGĐT)- Năm 2006, huyện Yên Minh được công nhận đơn vị đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập THCS, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành Giáo dục huyện nhà.
30/04/2008
Trong khó khăn, “cái chữ vẫn nảy mầm”
(HGĐT)- Trong mênh mông đá núi, hoang vu của rừng và trong muôn vàn khó khăn, gian khổ bám trụ trên mảnh đất quê hương địa đầu Tổ quốc, sống cùng cái rét của mùa đông, cơn khát của mùa khô, các thầy, cô giáo vùng cao vẫn bám trường, bám lớp “gieo trồng cái chữ” trên vùng đất khó…
30/04/2008
Đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội
(HGĐT)- Đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội là mục tiêu hàng đầu của trường Trung cấp Nghề đã được tỉnh thông qua kể từ khi thành lập.
28/04/2008
Họp báo chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT
(HGĐT)- Chiều 24.5, tại Sở GD-ĐT, BCĐ các kỳ thi của tỉnh tổ chức Họp báo chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2007 – 2008.
26/05/2008