Trường Trung cấp Nghề:

Đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội

17:04, 28/04/2008

(HGĐT)- Đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội là mục tiêu hàng đầu của trường Trung cấp Nghề đã được tỉnh thông qua kể từ khi thành lập.


 

 Học viên lớp lái xe ô-tô tại trường Trung cấp Nghề.


Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng lực lượng lao động đã qua đào tạo ở tỉnh ta, nhất là các khu công nghiệp và các nhà máy trong thời gian qua còn nhiều bất cập, do các khu công nghiệp, nhà máy còn ít hoặc chưa đi vào hoạt động... dẫn đến dư thừa, gây lãng phí một nguồn nhân lực kỹ thuật đáng kể.


Tìm hiểu vấn đề này, tại trường Trung cấp Nghề của tỉnh được biết:Trường Trung cấp Nghề của tỉnh có chức năng, nhiệm vụ tổ chức, đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nghề cho người lao động; đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật phục vụ sản xuất trực tiếp cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế; nguồn lao động phục vụ cho xuất khẩu lao động ở trình độ trung cấp, sơ cấp nghề, đồng thời trang bị cho người học năng lực thực hành nghề, tương xứng với trình độ đào tạo, tạo điều kiện cho các lớp học viên sau khi ra trường có khả năng tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng, có trình độ kỹ thuật phục vụ CNH-HĐH ở địa phương.


Để có thể đáp ứng trước những yêu cầu đòi hỏi của thực tế hiện nay, trong thời gian qua, nhất là từ khi trở thành trường Trung cấp Nghề, công tác đào tạo nghề tại nhà trường luôn nhận được sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên của Tổng Cục dạy nghề và của tỉnh. Do đó, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển cả về quy mô, số lượng và hình thức đào tạo, từng bước đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề của người lao động, nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, đáp ứng cơ bản mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Với phương châm đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực ngày càng tốt hơn cho sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh và sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập Quốc tế, nhà trường đã thực hiện nhiều phương thức đào tạo như: Đào tạo tại trường, đào tạo ngắn hạn tại các xã, phường, huyện, thị; phối hợp với các trường dưới xuôi gửi học sinh đi đào tạo... do vậy đã tạo điều kiện thuận lợi và thu hút người lao động đi học nghề ngày càng tăng. Trong năm học 2008 - 2009, nhà trường được giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo 750 học sinh hệ dài hạn và trung cấp thuộc các ngành nghề: Kỹ thuật điện công nghiệp; điện tử dân dụng; sửa chữa ô tô, xe máy; nông, lâm nghiệp; công nghệ thông tin... và đào tạo nghề ngắn hạn cho trên 1.400 lao động nông thôn tại các huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Xín Mần và một số địa bàn trong tỉnh. Các lớp và các ngành nghề đào tạo luôn duy trì được sỹ số, đảm bảo chất lượng, đồng thời nhà trường luôn tổ chức thăm lớp, dự giờ, nhằm kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm về sư phạm và chuyên môn, nghiệp vụ cho từng giáo viên. Đặc biệt trong năm 2008, nhà trường được giao thêm nhiệm vụ đào tạo, cấp phép lái xe máy. Đây sẽ là dịp để thu hút hàng ngàn học sinh đến với nhà trường. Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp với trường Cao đẳng Kinh tế Thái Nguyên, tổ chức đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho hàng chục giáo viên thuộc các trường và Trung tâm dạy nghề trong tỉnh. Với mục tiêu ngày càng nâng cao hiệu quả trong đào tạo, thời gian qua, nhà trường đặc biệt chú trọng đến năng lực quản lý cũng như năng lực giảng dạy của từng cán bộ, giáo viên, thường xuyên có kế hoạch cử cán bộ, giáo viên đi học các lớp đại học chuyên ngành, các lớp tập huấn... do Tổng Cục dạy nghề tổ chức, nhằm ngày càng nâng cao về kỹ năng sư phạm và năng lực chuyên môn của từng đồng chí. Song song với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhà trường đã triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, đến nay 100% cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường được học tập 5 chuyên đề “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.


Tìm hiểu về chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng lao động đã qua đào tạo trong thời gian qua tại các doang nghiệp, các đồng chí lãnh đạo nhà trường cho biết: Đa số học sinh trong trường đều đến từ các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng 135 của tỉnh, do đó nhận thức trong việc học các ngành, nghề kỹ thuật còn khá hạn chế, tỷ lệ học sinh khá, giỏi rơi chủ yếu vào các học sinh vùng thấp. Hơn nữa học nghề khó hơn so với học các trường chuyên nghiệp tương đương, bởi học nghề chỉ có 30% kiến thức là lý thuyết, còn lại 70% là thực hành trên máy và phương tiện kỹ thuật. Việc sử dụng lao động đã qua đào tạo tại nhà trường trong thời gian qua tại các nhà máy, khu công nghiệp trong tỉnh cũng còn rất hạn chế. Năm 2006 - 2007, tại 2 nhà máy lắp ráp ô tô có khoảng 70 học sinh tham gia làm việc, nhưng đến nay còn lại rất ít, do mức lương các doanh nghiệp trả thấp, các em buộc phải tìm công việc khác, trái với ngành nghề được đào tạo.


Có thể thấy, trường Trung cấp Nghề của tỉnh trong giai đoạn hiện nay tuy còn nhiều khó khăn do cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên còn thiếu so với số lượng học sinh và ngành nghề đào tạo, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo ở các doanh nghiệp và các khu công nghiệp chưa cao... song vẫn là địa chỉ không thể thiếu để cung cấp nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH tại địa phương trong tương lai.


Hữu Thụy

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quang Bình sơ kết mô hình học sinh nội trú, nội trú dân nuôi
(HGĐT)- Vừa qua, huyện Quang Bình đã tổ chức Hội nghị sơ kết mô hình học sinh nội trú, nội trú dân nuôi năm học 2007 - 2008, bàn phương hướng, nhiệm vụ những năm tiếp theo.
28/03/2008
Xã cuối cùng của huyện Hoàng Su Phì đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục THCS
(HGĐT)- Ngày 5.12, xã Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì đã vinh dự được công nhận Đơn vị đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục THCS.
28/02/2008
Tích cực đẩy nhanh phổ cập THCS
(HGĐT)- Nhằm góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện mục tiêu đảm bảo cho hầu hết thanh niên sau khi hoàn thành chương trình tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ trung học cơ sở (THCS) trước khi hết tuổi 18, nhiều năm qua, ngành GD-ĐT tỉnh ta đã quan tâm đẩy mạnh công tác phổ cập Trung học cơ sở (PCTHCS) bằng nhiều giải pháp tích cực.
28/01/2008
Tuyển sinh quân sự năm 2008
(HGĐT)- Bộ CHQS tỉnhđã có hướng dẫn công tác tuyển sinh quân sự năm 2008. Điểm mới về tuyển sinh năm nay, Bộ Quốc phòng không phân bổ chỉ tiêu cho từng địa phương, mà để các thí sinh tự do đăng ký dự thi vào các trường quân sự theo nguyện vọng của bản thân và không hạn chế về số lượng.
26/03/2008