Có một “chữ tâm” gặt hái mùa vàng

16:46, 16/11/2007

Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần, anh Hoàng Tiến Chủ, điện thông báo: “Cuối tháng 11 này mời các anh vào chia vui với Xín Mần trong buổi lễ công nhận huyện đạt chuẩn Quốc gia về PCTHCS nhé”.


Những chiếc lá vàng theo gió heo may cùng với nền đỏ cờ hoa rực rỡ thắp lên gương mặt người miền Tây đầy tự hào. Như vậy, qua nhiều năm kiên trì, tận dụng mọi nguồn lực xã hội để xóa đói, giảm nghèo và nuôi dưỡng “nguồn lực” về con người của huyện nghèo miền Tây đã về đích. Kết quả đó được coi là niềm vui “nhân đôi” để tôi về Xín Mần trong ngày cuối năm.

Trưởng phòng GD-ĐT huyện Nguyễn Mạnh Hà cho biết: Kết quả công tác PCTHCS hôm nay tuy đã về đích, nhưng giáo dục Xín Mần vẫn còn nhiều trăn trở lắm. Đó là sự trăn trở sự phát triển bền vững trong công tác “trồng người” trên miền đất khó. Làm gì để làm tốt hơn công việc của người thầy trong nghề “ươm tri thức”, tôi đã ngược đèo Gió theo lời giới thiệu của trưởng phòng về vùng lúa Nà Chì ngát hương.

 

Thầy giáo Phạm Trung Thơ và Hoàng Thanh Tùng, họ trùng nhau đến độ tuổi 29 và đều là người quê xa về đây dạy học từ năm 2002. Thời kỳ đó, Nà Chì được “khoanh” thành một trong các xã vùng sâu, xa đầy khó khăn của Xín Mần. Bởi một lẽ, đến Nà Chì, cả đường xuống từ phía Bắc hoặc vào từ phía Nam đều phải vượt qua một đèo Gió “khó cả đi lẫn về”. Bằng không thì vượt qua cả một chặng đường gập gềnh lội suối lại “lội suối” mà đi với hàng chục con suối lớn, nhỏ. Nà Chì vào mùa mưa, vùng lúa này các năm đó là vùng ốc đảo. Vào thì chẳng muốn ra và ngược lại. Nhưng bù vào đó là người Nà Chì chịu thương, chịu khó. Học sinh Nà Chì lại chăm ngoan “học hỏi đã bù” lại phần nào những khó khăn buổi đầu của các thầy khi đến đây dạy chữ. Dáng nhỏ bé, xuất thân từ vùng chiêm trũng Hải Dương, Phạm Trung Thơ sớm đem lòng yêu nghề, vượt khó gắn bó với trường học. Hè tình nguyện đi dạy phổ cập từ năm 2002 tại xã Bản Díu, năm 2003 về Tả Nhìu, năm 2004 gắn với Tả Nhìu đến năm 2005, năm 2006 về Nà Chì. Vượt qua khó khăn về đời sống, sinh hoạt, anh đã cùng đồng nghiệp, chính quyền cơ sở xã, thôn bản các nơi mình đến để góp công, góp của và trí tuệ cho giáo dục. Còn thầy giáo Hoàng Thanh Tùng thì có sự “đồng cảm” hơn với cái khó của công tác chữ nghĩa vùng cao: “Quê em ở Chợ Đồn (Bắc Kạn) - một miền quê vùng núi cũng nghèo khó, lam làm như Hà Giang”. Trong một đợt cùng bạn bè lên Hà Giang chơi, Tùng đã nộp đơn xin được làm thầy giáo ở vùng khó trong sự đồng cảm như ở quê anh. Tùng về Nà Chì cùng năm Thơ đến (2002). Và cứ mỗi hè anh lại cùng đồng nghiệp không nghỉ vì công tác phổ cập. Hết lên Cốc Rế lại đến xã Nàn Ma. Thôn Nàn Lũng, Lùng Vai đã gắn bó anh với học trò, dân bản suốt quá trình làm phổ cập. Để đạt được kết quả trong giáo dục vùng cao nói chung và công tác phổ cập nói riêng cần ở người thầy một chữ “tâm”. ở trong đó là sự gần gũi, sự chia sẻ, thông cảm và gắn bó với dân. Có nghĩa phải thông cảm với công việc đồng áng, ruộng nương của họ trong các đợt cấy, gặt, làm mùa. Lúc đó thầy không còn là thầy như người dân nhìn mình lúc lên bục giảng nữa, mà phải là thầy trên từng ruộng ngô, ruộng cấy để giúp dân làm mùa. Tại đây người dân sẽ nhìn nhận, đánh giá mình trong quá trình sống, sinh hoạt, làm ăn theo nghĩa “có thực mới vực được đạo”. Làm thầy dạy chữ vùng cao nó là người thực, việc thực tựa như “tay sờ nắn được, mắt nhìn thấy được” như cây ngô, hạt thóc vậy. Làm thế là làm một lúc được nhiều việc lấy “trọn” lòng tin của dân để dân tin, ủng hộ việc thầy làm. Công việc: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau đã tạo lòng tin nơi anh “gieo” chữ, dạy phổ cập. Ông cựu trưởng thôn Lùng Vai tên Sinh cho rằng: Làm thầy dạy chữ chỗ mình cũng khó và cũng dễ như làm trưởng thôn mình thôi mà, bởi lẽ làm thầy, làm trưởng thôn đều phải một lòng vì dân thì làm được hết. Bài học mà qua họ cho thấy một điều, làm công tácgiáo dục vùng cao, vùng sâu không chỉ riêng ở Xín Mần mà là cái chung của Hà Giang chính là vượt qua bản thân mình bằng “cái tâm” một chữ Thầy!

 

Nhìn lại ngày đầu những năm 2002 đến nay, cả Thơ và Tùng đều giật mình bằng câu hỏi làm gì để vượt qua rào cản về tiếng nói, đưa được kỹ năng sư phạm đến với người vùng cao, vùng sâu của Xín Mần? Câu trả lời bây giờ thật đơn giản là “chữ tâm” có một thôi, nhưng vượtvà đưa nó đến với giáo dục vùng cao quả là một chặng đường dài “không nghỉ”. Trông lại thành tích của cả ngành GD-ĐT Xín Mần hôm nay, họ đã đi một chặng đường dài. Vượt qua khó khăn về vật chất, nỗi khó, thiếu về tinh thần, cơ sở trường lớp để cùng 15 dân tộc, trên 50 vạn đồng bào cùng “chung tay” cho giáo dục; hoàn thành đạt chuẩn Quốc gia về công tác PC-XMC; về đích công tác PCTHCS vào tháng 11.2007, làm điểm tựa cho công tác đào tạo nguồn lực, xây dựng tương lai. Những người thầy ta gặp trên là đại diện không thể “kể hết” cho cả đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở, người dân của Xín Mần trong ngày vui công nhận huyện đạt chuẩn Quốc gia về PCTHCS hôm nay. Chính sự ghi nhận đại diện đó là biểu hiện sinh động của những con người gắn bó mình với sự nghiệp “trồng người” bằng một chữ “tâm” trên vùng đất khó.

 

...”Trên những nẻo đường của Tổ quốc thân yêu có những loài hoa... người giáo viên nhân dân...”! Xin được đặt lời của bài hát tuyệt đẹp đó tại đây để tặng những thầy, cô đã gắn bó với giáo dục Xín Mần, cùng sự nghiệp GD-ĐT của Hà Giang, cả nước. Và cùng để ghi nhận thành tích, công lao trong sự nghiệp “trồng người”, của huyện miền Tây Xín Mần đã về đích.


Nguyễn Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhà lưu trú cho giáo viên ở xã Sơn Vĩ
(HGĐT)- Cũng như nhiều xã khác của vùng cao, xã Sơn Vĩ (Mèo Vạc) còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sắp xếp nơi ăn, chốn ở cho đội ngũ giáo viên.
31/10/2007
Trường Trung học kinh tế triển khai nhiệm vụ năm học
(HGĐT)- Ngày 31.8.2007, Trường Trung học kinh tế tỉnh đã tổng kết năm học 2006 - 2007 và triển khai nhiệm vụ năm học 2007 - 2008.
31/08/2007
Vị Xuyên không còn thôn bản trắng mầm non
(HGĐT)- Cùng với các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục của huyện Vị Xuyên thì bậc học mầm non đã được cấp ủy, chính quyền các cấp của huyện đặc biệt quan tâm, chăm lo xây dựng. Huyện Vị Xuyên là đơn vị được Sở GD-ĐT đánh giá cao về việc phủ kín trường, điểm trường mầm non đến 100% thôn, bản.
28/09/2007
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
(HGĐT)- Chuẩn bị cho năm học mới 2007 - 2008, phóng viên Báo Hà Giang đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lương Văn Soòng, Giám đốc Sở GD - ĐT về công tác chỉ đạo của ngành đối với nhiệm vụ GD - ĐT. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
24/08/2007
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.