Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”

11:07, 24/08/2007

(HGĐT)- Chuẩn bị cho năm học mới 2007 - 2008, phóng viên Báo Hà Giang đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lương Văn Soòng, Giám đốc Sở GD - ĐT về công tác chỉ đạo của ngành đối với nhiệm vụ GD - ĐT. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn.


 
Đồng chí Lương Văn Soòng, Giám đốc Sở GD - ĐT.
PV: Đồng chí cho biết những thành tích đạt được trong công tác GD - ĐT toàn tỉnh trong năm học 2006 - 2007?

Đ/c: Lương Văn Soòng: Với sự nỗ lực chung của đội ngũ các thầy, cô giáo, cán bộ, công chức ngành GD-ĐT, các cấp chính quyền, đoàn thể, các tầng lớp xã hội, các em học sinh, sinh viên, sự nghiệp GD-ĐT của tỉnh ta tiếp tục thu được nhiều thành tích, cơ bản hoàn thành mục tiêu giáo dục. Quy mô GD-ĐT không ngừng được mở rộng, mạng lưới trường lớp, các ngành học, cấp học tiếp tục được kiện toàn, tỷ lệ huy động học sinh các cấp đến trường được nâng cao, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh. Công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ những người làm công tác GD-ĐT tiếp tục được bổ sung về số lượng và nâng cao về chất lượng, bộ máy tổ chức trong ngành được kiện toàn. Công tác thanh tra, kiểm tra tăng cường mạnh mẽ, trách nhiệm tham mưu, quản lý trong lĩnh vực GD-ĐT của các đơn vị, UBND các cấp dần được quy định rõ ràng, chặt chẽ theo đúng các văn bản của Nhà nước. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học đầu tư có hiệu quả, các chương trình dự án triển khai với tiến độ nhanh; nhiều trường, lớp học mới được xây dựng, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô giáo dục các cấp. Sách giáo khoa, sách giáo viên và các trang thiết bị dạy học được trang cấp tới tất cả các cơ sở giáo dục, góp phần quan trọng vào thành công của công tác đổi mới nội dung, chương trình giáo dục. Chất lượng giáo dục đại trà được chú trọng, gắn với việc nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc và giáo dục mũi nhọn. Việc duy trì, triển khai đổi mới chương trình, nội dung dạy học chặt chẽ, khoa học, tạo được niềm tin và sự đồng tình ủng hộ của xã hội. Công tác xóa mù chữ, chống tái mù và phổ cập GDTH đúng độ tuối tiếp tục thực hiện hiệu quả, tạo tiền đề vững chắc để tiến hành nhiệm vụ phổ cập GDTHCS và nâng cao chất lượng PCGDTHCS. Tuy nhiên, sự nghiệp GD-ĐT của tỉnh đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới. Tỷ lệ huy động học sinh của ngành học mầm non chưa cao, chất lượng dạy và học trong toàn nghành còn nhiều hạn chế, tỷ lệ học sinh yếu kém còn nhiều. Cơ sở vật chất của các nhà trường còn thiếu và chưa đảm bảo đủ điều kiện phục vụ tốt cho công tác dạy, học. Đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa đồng bộ về cơ cấu giữa các môn học, cấp học, còn một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên yếu về năng lực chuyên môn...

 

PV: Để bảo đảm khai giảng năm học mới 2007 - 2008 kịp thời, ngành chỉ đạo Phòng Giáo dục các huyện, thị về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, trường lớp, giáo viên, sách giáo khoa cho học sinh như thế nào?

 

Đ/c Lương Văn Soòng: Ngành đã chỉ đạo Phòng Giáo dục các huyện, thị và các trường trực thuộc chuẩn bị thật tốt các điều kiện để năm học mới khai giảng kịp thời. Đến nay, toàn tỉnh có 8.469 phòng học, trong đó có 3.246 phòng học kiên cố, 2.879 phòng học cấp 4 và 2.344 phòng học tạm. Tính đến thời điểm hiện nay, so với nhu cầu thực tế còn thiếu 4.935 phòng học. Để khắc phục tình trạng trên, các trường đã tổ chức học 2 ca, ở các trường mầm non, THCS mới thành lập chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất phải học nhờ các trường tiểu học. Toàn tỉnh hiện có 4.817 bộ bàn ghế giáo viên, còn thiếu so với nhu cầu thực tế 5.230 bộ. Bàn ghế học sinh hiện có 53.039 bộ, còn thiếu 37.089 bộ. Giải pháp trước mắt để giải quyết thiếu phòng học là các địa phương còn thiếu lớp học tiến hành làm phòng học cho học sinh. Ngành ưu tiên đầu tư cho các trường dân tộc nội trú, các trường THPT, THCS mới mở như: Nà Trì, Minh Ngọc, Linh Hồ. Ngoài ra còn được Dự án Giáo dục tiểu học đầu tư xây dựng thêm các lớp học cho các điểm trường hỗ trợ trẻ khó khăn. Đối với việc thiếu bàn ghế giáo viên và học sinh, giải pháp trước mắt đối với các huyện vùng thấp, thị xã, các đơn vị tự mua sắm bằng tiền đóng góp xây dựng của địa phương. Các huyện vùng cao, vùng sâu, xa huy động nhân dân đóng góp bàn ghế cho học sinh, bên cạnh đó lập kế hoạch trình tỉnh hỗ trợ kinh phí và tích cực kêu gọi hỗ trợ vật chất của các tổ chức, huy động các loại quỹ để tăng cường nguồn kinh phí trang bị cơ sở vật chất. Phát động phong trào xã hội hoá trong toàn tỉnh đóng bàn ghế cho học sinh.

 

Đến thời điểm 30.5.2007, toàn ngành có 14.534 cán bộ, giáo viên (tính cả các trường chuyên nghiệp), biên chế hiện có 14.342 người, trong đó có 1.148 cán bộ quản lý; 2.470 giáo viên mầm non; 5.678 giáo viên tiểu học; 3.042 giáo viên THCS; 877 giáo viên THPT; 256 cán bộ đoàn, đội chuyên trách; 105 cán bộ thư viện thí nghiệm; 26 cán bộ kế toán; 3 cán bộ y tế, 440 cán bộ hành chính phục vụ. Toàn ngành còn thiếu 2.556 người, trong đó: Giáo viên mầm non 502 người; giáo viên tiểu học 367; giáo viên THCS 661; giáo viên THPT 240; cán bộ Đoàn, Đội chuyên trách 110; cán bộ thư viện thí nghiệm 301; kế toán 176; y tế 195; hành chính phục vụ 4. Đối với giáo viên THPT thiếu chủ yếu là giáo viên Toán, Lý, Thể dục, KTCN, Tin học, GDCD… Đối với giáo viên THCS thiếu chủ yếu giáo viên Văn, Sử, Địa, Nhạc, Thể dục; đối với giáo viên tiểu học thiếu 134 giáo viên, 105 giáo viên Họa, 106 giáo viên Nhạc và 13 giáo viên Thể dục. Qua rà soát chất lượng giáo viên lần đầu, toàn ngành còn 784 giáo viên yếu kém về năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong số này có rất nhiều giáo viên kh”ng có khả năng đứng lớp. Hiện nay, Sở GD - ĐT đang nghiêm túc chỉ đạo các đơn vị giáo dục trong toàn tỉnh tiếp tục thực hiện việc rà soát đánh giá, phân loại chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp xử lý đối với những giáo viên, cán bộ quản lý không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và quản lý ở các cấp học. Đối với công tác chuẩn bị sách giáo khoa, cơ bản đến nay đã đảm bảo đủ cho học sinh các cấp học, ngành học, nhất là học sinh vùng cao, vùng khó khăn. Đối với vở viết cấp cho học sinh các xã đặc biệt khó khăn và sách giáo khoa bán cho học sinh vùng thấp, ngành Thương mại và Công ty Sách - thiết bị trường học cung ứng đầy đủ tới các huyện trước ngày 30.8.

 

PV: Ngành GD - ĐT có chủ trương gì mới trong công tác phân cấp quản lý giáo dục?

 

ĐC Lương Văn Soòng: Năm học 2007 – 2008, ngành GD - ĐT tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33/2006/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và không cho học sinh không đạt tiêu chuẩn lên lớp (ngồi nhầm lớp). Đẩy mạnh chuẩn hoá giáo dục về học sinh, giáo viên, CSVC, CBQL, công tác xã hội hoá giáo dục, chuẩn hoá mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đẩy mạnh phân cấp quản lý trong giáo dục, từ năm 2007 thực hiện phân cấp quản lý về công tác tổ chức, Sở GD - ĐT thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức giáo viên cho các trường trực thuộc sở. UBND huyện, thị thành lập HĐ tuyển dụng CCGV cho các trường trực thuộc Phòng Giáo dục. Việc làm này sẽ giúp các huyện, thị chủ động về công tác tổ chức cán bộ, giáo viên điều động, bố trí, sắp xếp phù hợp, tránh tình trạng thừa, thiếu không cân đối. Ngoài việc phân cấp quản lý về công tác tổ chức, ngành còn thực hiện phân cấp ngân sách, các huyện tách tài khoản cho các đơn vị trường học có số lượng giáo viên đông để chủ động bố trí kinh phí hoạt động; phân cấp trách nhiệm đối với cấp xã, quản lý các đơn vị trường học trên địa bàn…Điểm mới nữa trong năm học này là, Bộ GD - ĐT giao cho các tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch, thời gian cho năm học về ngày vào học, nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ đông…để đảm bảo cho giáo viên và học sinh lên lớp với chất lượng cao nhất, đáp ứng yêu cầu GD - ĐT trong tình hình mới.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí!


Hiến Chương (T/h)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xã hội hoá giáo dục ở Sơn Vĩ
(HGĐT)- Vượt qua hơn 200 cây số từ thị xã Hà Giang, chúng tôi đến với đến với Sơn Vĩ (Mèo Vạc) đúng vào thời điểm thầy trò các bậc học và nhân dân trong xã náo nức đón nhận đánh dấu sự trưởng thành sự nghiệp giáo dục của xã.
25/07/2007
Nâng cao chất lượng dạy và học
(HGĐT)- Năm học vừa qua, trường phổ thông DTNT Quản Bạ rất quan tâm đến nâng cao chất lượng dạy - học nhưng không phải là những hình thức “xáo rỗng” mà đi vào hoạt động một cách có hệ thống.
22/06/2007
Kiểm tra thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT lần 2
(HGĐT)- Trong 2 ngày 19 - 20.8, đồng chí Vương Mí Vàng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT đã đi kiểm tra công tác thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT năm học 2006 - 2007 lần 2.
20/08/2007
Bắc Mê, gần 12.000 học sinh chuẩn bị vào năm học mới
(HGĐT)- Đến nay, toàn huyện Bắc Mê có 203 lớp (512 học sinh) tiểu học được bồi dưỡng hè với những môn học cơ bản như: Tiếng việt, Toán... Đồng thời, huyện tăng cường dạy bồi thường 2 buổi/ngày cho học sinh những địa bàn khó khăn đối với cấp học mầm non, củng cố và hình thành những kiến thức ban đầu làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.
20/08/2007
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.