Tăng cường quản lý nhà nước về GD-ĐT ở Quản Bạ

15:08, 18/04/2007

(HGĐT)- Những năm gần đây, sự nghiệp GD-ĐT trên địa bàn huyện Quản Bạ ngày càng phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy nền KT-XH của huyện đi lên. Từ sự chỉ đạo sát sao của ngành GD-ĐT, UBND huyện và sự phối hợp của các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể, công tác quản lý nhà nước về GD-ĐT ngày càng hoàn thiện, có chiều sâu.


Đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý trường học được kiện toàn, giáo viên các cấp được bổ sung kịp thời. Đặc biệt là giáo viên tiểu học và THCS đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng, giải quyết tốt tình trạng thiếu giáo viên tiểu học và THCS, xoá sổ lớp treo, giảm số lớp ghép. Mạng lưới GD-ĐT của huyện không ngừng phát triển, các bậc học từ mầm non đến THCS được củng cố và hoàn thiện, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân. Toàn huyện hiện có 35 đơn vị trường học, trong đó có 13 trường mầm non, 7 trường tiểu học, 7 trường THCS, 6 trường PTDT Nội trú và 1 Trung tâm GDTX. Năm học 2006-2007, bậc học mầm non có 188 nhóm, lớp với 3.090 cháu, trong đó nhà trẻ có 37 nhóm với 488 cháu, mẫu giáo 151 lớp với 2.062, tỷ lệ huy động trẻ từ 0-2 tuổi đạt 19,68%, 3-5 tuổi đạt 86,7%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 97,43%. Bậc tiểu học có 388 lớp với 6.234 học sinh. Bậc THCS có 98 lớp với 2.862 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi 6-14 tuổi đạt 97,99%.

Bên cạnh sự phát triển mạnh của mạng lưới trường, lớp thì GD-ĐT Quản Bạ đang đối mặt với nhiều khó khăn, đó là chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lệnh Xuân Chính, Trưởng phòng GD-ĐT huyện cho biết: Quản Bạ hiện có 1.016 cán bộ, giáo viên. Trong đó, 233 giáo viên mầm non, 488 giáo viên tiểu học và 256 giáo viên THCS. Toàn ngành có 73 cán bộ quản lý các trường và phòng GD-ĐT. Trong tổng số đó, giáo viên yếu, kém rất nhiều. Nhiều cán bộ quản lý không nắm bắt được các văn bản chỉ đạo liên quan của các cấp dẫn đến việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của trường hiệu quả không cao. Để đánh giá đúng thực chất đội ngũ giáo viên, phòng GD-ĐT huyện đã tổ chức rà soát chất lượng. Cụ thể tháng 8.2006, phòng GD-ĐT huyện đã tổ chức thi kiểm tra kiến thức đối với giáo viên. Bậc tiểu học có 366 giáo viên dự thi, kết quả cho thấy chỉ có 2 giáo viên giỏi, 20 khá, 73 trung bình, giáo viên yếu lên tới 271 người, chiếm 74%. Kết quả rà soát của các trường đợt tháng 4.2007, toàn ngành còn 184 giáo viên yếu, trong đó có 127 giáo viên tiểu học, 9 giáo viên THCS và 48 giáo viên mầm non. Nhưng theo đồng chí Lệnh Xuân Chính, con số thực tế còn cao hơn, bởi lẽ việc đánh giá của các trường vì nhiều lý do nên tính khách quan không cao. Song song với nó, chất lượng học sinh cũng là vấn đề đáng quan tâm. Theo số liệu rà soát của phòng GD-ĐT đợt cuối năm 2006, số học sinh yếu, kém, “ngồi nhầm lớp” của các trường (kh”ng tính học sinh lớp 1) là 1.581 chiếm 16,88%. Trong đó, bậc tiểu học có 696 học sinh yếu, 645 học sinh kém; bậc THCS có 44 học sinh yếu, 166 học sinh kém. Sau khi có kết quả rà soát, phòng GD-ĐT đã chỉ đạo các trường lên kế hoạch phụ đạo cho số học sinh này. Kết quả rà soát mới đây cho thấy số học sinh yếu, kém, học sinh “ngồi nhầm lớp” còn 1.311em, chiếm 14,41 %.


Từ việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về GD-ĐT, ngành GD-ĐT huyện đã phát hiện ra những mặt còn hạn chế và lên kế hoạch khắc phục tình trạng trên. Đối với đội ngũ giáo viên, phòng chỉ đạo tăng cường thăm lớp, dự giờ nhằm đánh giá chất lượng giáo viên. Sau một thời gian nếu những giáo viên yếu, kém không tự đổi mới, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì sẽ điều chuyển làm công tác khác. Kiện toàn, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, những cán bộ quản lý yếu cũng sẽ phải điều chuyển. Có kế hoạch đào tạo, phát hiện giáo viên có trình độ, có tố chất nhằm tạo nguồn bổ sung cho đội ngũ cán bộ quản lý. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu, kém. Dự kiến từ nay đến tháng 8 sẽ phụ đạo cho 2.498 học sinh tiểu học và 1.358 học sinh THCS yếu, kém, “ngồi nhầm lớp”. Hiện nay, ngành GD-ĐT Quản Bạ đang quyết tâm thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về GD-ĐT, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong việc điều hành, dạy và học trên địa bàn huyện.


Thiên Thanh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trường nội trú dân nuôi: Một mô hình hiệu quả, nhưng còn nhiều gian khó
Mặc dù Hà Giang được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ từ năm 1998, nhưng cho đến nay, ngành Giáo dục Hà Giang vẫn phải duy trì những lớp học xoá mù chữ vì hiện tượng tái mù chữ vẫn còn khá phổ biến. Trong khi đó Hà Giang đang đặt ra kế hoạch hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007. Để có thể đến được đích, Hà Giang đã nghiên cứu và
30/03/2007
"Dân nuôi - Giáo nuôi" ở huyện Đồng Văn
(HGĐT)- Để công tác xã hội hoá giáo dục đi vào cuộc sống, tỉnh ta đã có nhiều chương trình, biện pháp đã được triển khai rộng khắp trong toàn dân nên nhìn chung sự nghiệp giáo dục đã có bước phát triển đáng kể.
30/03/2007
Các trường Trung học Vị Xuyên tăng cường hoạt động ngoại khóa
(HGĐT)- Trong thời gian gần đây, trường THPT thị trấn Vị Xuyên và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa môn Văn học và Lịch sử, bằng hình thức thi chuyển thể nhân vật văn học thành nhân vật sống động trên sâu khấu.
23/02/2007
Quang Bình xây dựng ngành học Mầm non giai đoạn 2007-2015
(HGĐT)- Kể từ ngày chia tách huyện, ngành học Mầm non Quang Bình đã có nhiều biến chuyển đáng ghi nhận. Hiện 100/130 thôn bản toàn huyện có nhóm trẻ và lớp mẫu giáo.
21/03/2007
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.