GD-ĐT ở Đồng Văn thực trạng và giải pháp

15:37, 30/04/2007

(HGĐT)- Năm học 2006 - 2007, huyện Đồng Văn có 50 đơn vị trường học với 14.441 học sinh theo học ở các ngành học, cấp học. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường học đầu năm học Giáo dục mầm non 34,38% (2.395/6.966), tiểu học 97,09%.


Đến cuối học kỳ I - tháng 12.2006, tình hình học sinh đến trường học của một số xã giảm, đặc biệt là xã Sủng Trái giảm tới 70% so với đầu năm học. Trước tình hình đó, tháng 1,2007, Huyện ủy Đồng Văn đã chỉ đạo UBND huyện thành lập tổ công tác tại xã Sủng Trái do Phó Chủ tịch UBND huyện làm tổ trưởng, để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động học sinh đi học. Kết quả, học sinh xã Sủng Trái đã đến trường trở lại, có những điểm trường học sinh đã đi học đủ 100%, song tình trạng học sinh nghỉ học nhiều, bỏ học đi làm nương, đi địu nước ăn, đi làm thuê ở một số xã vẫn xảy ra. Bên cạnh đó, một số cán bộ quản lý, giáo viên còn yếu về năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và thiếu trách nhiệm dẫn đến chất lượng học sinh còn thấp, tình trạng học sinh yếu kém, "ngồi nhầm lớp" còn nhiều. Tháng 3.2007, sau khi Công an huyện báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng giáo dục tại 2 xã Sủng Là và Thài Phìn Tủng, Thường trực Huyện ủy đã kết luận và chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện. Qua kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục năm học 2006 - 2007 trong đối tượng học sinh từ lớp 3 đến lớp 9 ở 19 xã, thị trấn trong huyện cho thấy: Việc duy trì sĩ số hàng ngày ở ngành học mầm non chỉ đạt 88,97%; giáo dục phổ thông đạt 73,56%; GDTX đạt 59,31%. Đối với học sinh nội trú dân nuôi tổng số có 2.524 học sinh, duy trì sĩ số học sinh ở bậc tiểu học chỉ đạt 86,53%, THCS đạt 64,7%, Phổ cập giáo dục THCS chỉ đạt 16,1% (có 24.149 học sinh theo học). Tổng số học sinh hưởng chế độ 100.000đ/tháng có 1.759 học sinh, bậc tiểu học duy trì đạt 91%, THCS đạt 60%. Về chất lượng học tập của học sinh tiểu học từ lớp 3 đến lớp 5, qua kiểm tra cho thấy, số lớp được kiểm tra là 290 lớp, số học sinh được kiểm tra là 3.791 học sinh, chiếm 73,39%, đạt yêu cầu 1.915/3.791, đạt 50,51%, chưa đạt yêu cầu 1.876/3.791, chiếm 49,49%, số học sinh chưa biết đọc, biết viết, làm toán là 952/3.791 học sinh, chiếm 25,11%. Đối với học sinh THCS từ lớp 6 đến lớp 9, số lớp số học sinh được kiểm tra là 115 lớp với 1.807/2.930 học sinh, chiếm 61,67%, trong đó đạt yêu cầu 1162/1.807 học sinh, đạt 64,3%; chưa đạt yêu cầu 645/1.807, đạt 35,7%, số học sinh chưa biết đọc, biết viết, làm toán 151/1.807 học sinh, đạt 8,35%.

 

Qua những số liệu đánh giá thực tế việc duy trì sĩ số và chất lượng học tập của học sinh, chúng ta thấy rằng chất lượng GD - ĐT ở Đồng Văn là rất thấp. Tìm hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc này được biết: Công tác quản lý từ phòng GD - ĐT đến trường qua các năm học chưa chặt chẽ, còn mang nặng “bệnh thành tích”. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn chưa thực sự quan tâm đến công tác giáo dục của địa phương, coi công tác giáo dục là của nhà trường, chỉ nghe nhà trường báo cáo trên sổ sách, ít khi kiểm tra thực tế. Một số xã còn nặng về thành tích, không dám báo cáo sự thật với cấp trên vì sợ mật thành tích, sợ mất đoàn kết giữa nhà trường với xã hoặc sợ thua kém xã bạn. Không những vậy, một bộ phận giáo viên ý thức trách nhiệm kém, năng lực chuyên môn yếu cùng với sự quản lý lỏng lẻo của nhà trường dẫn đến không báo cáo trung thực khi học sinh đi học thất thường, không biết đọc, biết viết, giảng dạy không có chất lượng... Tỷ lệ học sinh đến trường từng buổi học còn thấp vào các thời vụ gieo trồng, thu hoạch, mùa đông, giá rét, thời gian giáp hạt, thiếu nước sinh hoạt về mùa khô, đặc biệt là học sinh các lớp THCS và PCGDTHCS đi làm thuê kiếm tiền ở xã nhà. Mặt khác, số học sinh vào học tiểu học chưa qua mẫu giáo chiếm tỷ lệ cao, học sinh vào học lớp 1 chưa quen môi trường lớp học, chưa biết nói tiếng Việt, chưa biết đọc và viết chữ cái... hạn chế đến việc truyền đạt của giáo viên cũng như tiếp thu kiến thức của học sinh trong cấp học. Ngoài ra, cơ sở vật chất trường lớp một số điểm trường còn tạm bợ, chật hẹp, vào mùa đông gió rét không đủ ánh sáng nên đã ảnh hưởng đến việc dạy và học...

 

Để khắc phục ngay những vấn đề trên, đưa sự nghiệp giáo dục của huyện dần vào nề nếp, kỷ cương, sau khi phân tích đánh giá những tồn tại và nguyên nhân, huyện Đồng Văn đã có chủ trương và những biện pháp cụ thể, đó là: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học, phân nhóm trình độ học sinh yếu kém và học sinh "ngồi nhầm lớp", phụ đạo học sinh vào các buổi chiều, kéo dài thời gian năm học và thời gian trong hè năm 2007 theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh, thực hiện tốt việc huy động trẻ vào học mẫu giáo trước khi vào học lớp 1. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn thực hiện tốt việc huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đi học đều các buổi học trong tuần, đảm bảo cơ sở vật chất trường, lớp. Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã, hội phụ huynh học sinh, hội đồng giáo dục, hội khuyến học xã, thị trấn trong công tác xã hội hóa giáo dục. Mặt khác, nghiêm túc xử lý kỷ luật cán bộ quản lý, giáo viên vi phạm kỷ luật lao động, quản lý thiếu trách nhiệm, vi phạm quy chế chuyên môn, giảng dạy chất lượng kém chuyển làm công việc khác, thực hiện tốt việc tuyển học sinh vào học các lớp đầu cấp. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác giáo dục, hoạt động trường bán trú dân nuôi hàng tháng, kỳ năm học... có như vậy mới đưa sự nghiệp giáo dục của huyện từng bước phát triển.


Hiến Chương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trường nội trú dân nuôi: Một mô hình hiệu quả, nhưng còn nhiều gian khó
Mặc dù Hà Giang được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ từ năm 1998, nhưng cho đến nay, ngành Giáo dục Hà Giang vẫn phải duy trì những lớp học xoá mù chữ vì hiện tượng tái mù chữ vẫn còn khá phổ biến. Trong khi đó Hà Giang đang đặt ra kế hoạch hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007. Để có thể đến được đích, Hà Giang đã nghiên cứu và
30/03/2007
"Dân nuôi - Giáo nuôi" ở huyện Đồng Văn
(HGĐT)- Để công tác xã hội hoá giáo dục đi vào cuộc sống, tỉnh ta đã có nhiều chương trình, biện pháp đã được triển khai rộng khắp trong toàn dân nên nhìn chung sự nghiệp giáo dục đã có bước phát triển đáng kể.
30/03/2007
Hội nghị Giáo viên giỏi - Học sinh giỏi năm học 2006 - 2007
(HGĐT)- Sáng 25.4, tại Hội trường lớn, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị giáo viên giỏi - học sinh giỏi năm học 2006 - 2007.
27/04/2007
Quang Bình xây dựng ngành học Mầm non giai đoạn 2007-2015
(HGĐT)- Kể từ ngày chia tách huyện, ngành học Mầm non Quang Bình đã có nhiều biến chuyển đáng ghi nhận. Hiện 100/130 thôn bản toàn huyện có nhóm trẻ và lớp mẫu giáo.
21/03/2007
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.