Trường nội trú dân nuôi: Một mô hình hiệu quả, nhưng còn nhiều gian khó

08:02, 30/03/2007

Mặc dù Hà Giang được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ từ năm 1998, nhưng cho đến nay, ngành Giáo dục Hà Giang vẫn phải duy trì những lớp học xoá mù chữ vì hiện tượng tái mù chữ vẫn còn khá phổ biến. Trong khi đó Hà Giang đang đặt ra kế hoạch hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007. Để có thể đến được đích, Hà Giang đã nghiên cứu và áp dụng những mô hình giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương trong đó có mô hình trường, lớp nội trú dân nuôi.


“Người dân góp lương thực để nuôi con em mình và trẻ học xa nhà”- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang Vương Duy Võ đã cởi mở, chân tình nói như thế với chúng tôi về mô hình trường, lớp nội trú dân nuôi. Qua anh, chúng tôi được biết, hiện 11/11 huyện trong tỉnh đã xây dựng được mô hình trường, lớp nội trú dân nuôi, đến nay đã có gần 2.000 điểm trường với khoảng 12.000 học sinh nội trú dân nuôi. Đối tượng học sinh học ở các trường nội trú dân nuôi không chỉ là học sinh tiểu học mà còn cả học sinh trung học cơ sở.

Nhờ các điểm truờng nội trú dân nuôi ở các xã, huyện, nên công tác phổ cập giáo dục ở Hà Giang trong những năm qua đã đạt được hiệu quả, tạo đà cho phổ cập trung học cơ sở (THCS) trong năm 2007. Với mô hình này, người dân ở các thôn, bản đã cùng nhau dựng nhà ở, tổ chức nấu ăn cho con em mình để các em yên tâm ở lại trường học. Cách làm này đã tỏ ra khá hiệu quả trong việc huy động các em tới trường và sĩ số học sinh cũng được duy trì ổn định, chất lượng giáo dục được nâng lên đáng kể do các em có nhiều thời gian dành cho việc học hành.

Ở những huyện đặc biệt khó khăn như: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ (tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm 60-70%), song mô hình trường, lớp nội trú dân nuôi nơi đây lại phát triển nhiều và mạnh nhất trong tỉnh. Qua đó cho thấy, người dân đã có ý thức xã hội hoá trong giáo dục. Với mô hình này, các em học sinh được học tập trung, ngoài các buổi lên lớp, giờ tự học các em còn được thầy cô gần gũi chỉ bảo kịp thời nhằm bổ sung những kiến thức còn yếu. Học sinh ở các trường nội trú dân nuôi không chỉ được học văn hoá mà còn được tham gia, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao... vào các giờ nghỉ, ngày nghỉ. Từ đó tạo điều kiện cho các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp- một trong những điểm yếu của học sinh dân tộc hiện nay.

Đến nay đã hơn 20 năm, kể từ ngày mô hình nội trú dân nuôi được hình thành đầu tiên ở Yên Minh, mô hình này đã góp phần rất lớn trong công tác giáo dục của tỉnh, làm thay đổi căn bản cơ cấu mặt bằng dân trí. “Dù còn nhiều khó khăn, nhưng đã có không ít những học sinh trưởng thành từ mô hình ấy. Họ đều tốt nghiệp các trường cao đẳng, trung cấp trong và ngoài tỉnh. Nhiều người trở về công tác tại quê hương và giữ một vị trí nhất định...”-anh Võ khẳng định. Cái được lớn nhất mà mô hình này đem lại là người dân đã nhận thức rất rõ sự cần thiết phải cho con em mình, cũng như bản thân học chữ, học văn hoá đến nơi đến chốn, nhiều gia đình đã xác định dù nghèo đói cũng không để con em mình thất học. Đây cũng chính là khẩu hiệu hành động thể hiện quyết tâm của toàn Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hà Giang đối với sự nghiệp “trồng người” của tỉnh. Đồng thời đó cũng là mục tiêu, là chiến lược phát triển lâu dài của tỉnh.

Đến nay, 100% số xã trong tỉnh đã có mô hình trường nội trú dân nuôi, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi từ 6-14 tuổi được huy động tới trường chiếm gần 100%. Số trẻ tốt nghiệp chiếm trên 60%. Đây là một tỷ lệ khá cao mà nhiều địa phương khác trong cả nước vẫn chưa đạt được. Thầy giáo Trần Ngọc Luyện, Hiệu trưởng Trường THCS Phú Nam, huyện Bắc Mê tâm sự: “Trường có 104 học sinh nội trú dân nuôi. Mặc dù trong số đó tỷ lệ học sinh giỏi, khá chưa nhiều (chỉ chiếm 6%), nhưng điều đáng mừng nhất là khi được ở tập thể, lực học của các em được cải thiện rõ rệt, từ chỗ học yếu, kém, nhiều em đã vươn lên thành học sinh tiến tiến, điển hình như: Nông Thị Háo; Hoàng Thị Hè; Lộc Thị Thuý, Ánh Thị Khai ... Tôi tin với đà này, chắc chắn tỷ lệ học sinh yếu kém trong các trường sẽ giảm hẳn...”

Mặc dù vậy, nhưng chỉ khi được “mục sở thị” những lớp học ở nơi vùng cao heo hút, nhà tranh vách nứa đơn sơ, chúng tôi mới thấu hiểu hết được cái “vòng kim cô” nghiệt ngã của sự đói nghèo, mới cảm nhận hết được tình nghĩa thầy trò ngày đêm bền bỉ trên từng con chữ. Qua đó càng thấy được những giá trị của những thành quả mà Hà Giang đã đạt được trong sự nghiệp trồng người nhiều năm qua.


Dân tộc & Phát triển

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Các trường Trung học Vị Xuyên tăng cường hoạt động ngoại khóa
(HGĐT)- Trong thời gian gần đây, trường THPT thị trấn Vị Xuyên và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa môn Văn học và Lịch sử, bằng hình thức thi chuyển thể nhân vật văn học thành nhân vật sống động trên sâu khấu.
23/02/2007
Các trường Sơ kết học kỳ I
Ngày 20.1, trường THPT Lê Hồng Phong tổ chức sơ kết học kỳ I năm học 2006-2007.
23/01/2007
nhiều biện pháp chống “bệnh thành tích” trong học tập
Có thể nói từ khi Bộ GD - ĐT ra chỉ thị và thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã được ngành GD - ĐT và đông đảo các trường trong tỉnh nhiệt tình tham hưởng ứng.
23/01/2007
Trường PTCS xã Bản Nhùng nâng cao chất lượng dạy và học
(HGĐT)- Thời gian qua, trường PTCS xã Bản Nhùng (Hoàng Su Phì) đã không ngừng khắc phục khó khăn, đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học. Trong đó để bảo đảm việc học tập cho các em học sinh, nhà trường đã thực hiện nội trú dân nuôi gắn với việc tăng cường công tác quản lý học sinh có hiệu quả.
23/01/2007
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.