"Dân nuôi - Giáo nuôi" ở huyện Đồng Văn

09:24, 30/03/2007

(HGĐT)- Để công tác xã hội hoá giáo dục đi vào cuộc sống, tỉnh ta đã có nhiều chương trình, biện pháp đã được triển khai rộng khắp trong toàn dân nên nhìn chung sự nghiệp giáo dục đã có bước phát triển đáng kể.


Nhưng sự phát triển đó vẫn không được đồng đều tại nhiều nơi, nhiều vùng và nhất là các huyện vùng cao, những xã vùng xâu, vùng xa để duy trì được sĩ số học sinh đến trường đầy đủ, lo cho các em học sinh có một môi trường học tập, sinh hoạt đúng với các chỉ tiêu đã đề ra là một khó khăn rất lớn đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên và ngành giáo dục của tỉnh ta trong nhiều năm tiếp theo.

 

Đồng Văn là một trong những huyện còn gặp rất nhiều khó khăn của tỉnh, các xã đa phần đều thuộc xã vùng 3, điều kiện sinh hoạt của người dân nơi “Vùng đá” gặp rất nhiều trở ngại do địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, đất tự nhiên để sản xuất nông nghiệp rất ít và cái khó khăn nhất là trình độ nhận thức của nhân dân còn thấp không đồng đều, đa phần sinh sống không tập trung và hàng năm thời gian thiếu nước sinh hoạt đều kéo dài từ 3 - 5 tháng những điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền KT - VH - XH chung của huyện. Vượt qua những khó khăn đó, ngành giáo dục huyện Đồng Văn đã có sự cố gắng đáng kể về công tác duy trì sĩ số học sinh đến trường, chất lượng giáo dục phát triển đồng đều về cả bề rộng lẫn chiều sâu. Minh chứng cho điều đó, là tỉ lệ huy động trẻ từ 6 - 14 tuổi tới trường đạt trên 97% (năm học 2007 - 2008); toàn huyện hiện nay có 17 xã có lớp học bán trú dân nuôi với gần 2.500 em học sinh bán trú dân nuôi, trong đó: Tiểu học có 1.453 em; 1.023 học sinh THCS và 1.759 em đã được hưởng chế độ 100.000 đồng/tháng theo đúng quy định của tỉnh đề ra. Để tìm hiểu kỹ hơn về những điều đã và đang làm được của ngành giáo dục huyện Đồng Văn, chúng tôi đã có chuyến đi thực tế cùng lãnh đạo Phòng Giáo dục Đồng Văn đến trường Tiểu học Lũng Phìn. “Trường được xây dựng khang trang, sạch sẽ, nằm trên một vị trí cao ráo và không quá xa đường Quốc lộ…”. Đó là những cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi vào đến trường. Tiếp, làm việc với đoàn tại Phòng Hội đồng là anh Hoàng Trung Thọ, 36 tuổi, Hiệu trưởng nhà trường một người đàn ông có nụ cười rất nhân hậu, cách giao tiếp thông minh, tính tình rất hoạt bát… Và, khi chúng tôi đặt vấn đề muốn tìm hiểu tình hình hoạt động chung của nhà trường trong thời gian qua, anh Thọ cho biết: “Trong thời gian qua, được sự quan tâm, giúp đỡ của địa phương, của các cấp, ngành huyện, tỉnh phối kết hợp cùng nhà trường làm công tác vận động gia đình đưa học sinh đến trường nên đã duy trì tốt được sĩ số học sinh, tỉ lệ học sinh trong độ tuổi từ 6 - 14 tuổi đến trường, đạt 99%; cả trường có tổng số 33 phòng học sử dụng cho 30 lớp học với 453 em học sinh, trong đó: 6 phòng kiên cố, 17 phòng cấp 4, 10 phòng tạm; còn 5 điểm trường chưa có nhà cấp 4 đa phần đều đã xuống cấp và nhà trường còn duy trì 3 lớp gồm 124 em học sinh bán trú dân nuôi nhưng chỉ có 86 em được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của tỉnh…”. Sau khi đã nắm bắt được tình hình hoạt động chung của trường, chúng tôi đã đề nghị với Ban Giám hiệu trường muốn đi quan sát thực tế tình hình ăn, ở, sinh hoạt của các em học sinh bán trú dân nuôi và chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi tới phòng ngủ của các em đều rất sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và người đồng nghiệp của tôi đã thốt lên: “ồ!, các phòng ngủ của các em đều đã có điện thắp sáng, được thế này thì thuận lợi cho các em ôn bài rồi!”. Nhưng ngay sau đó, là một tiếng thở dài và một nụ cười mà không phải nụ cười trên môi người hiệu trưởng trẻ, rồi anh tâm sự: “Khi nhà trường được Nhà nước đầu tư xây dựng và có kéo điện sinh hoạt đến từng phòng nhưng qua một thời gian dài sử dụng, do điều kiện khí hậu nên hư hỏng không sử dụng được, trường đã nhiều lần đề nghị với cấp trên có biện pháp tu sửa nhưng không được nên Ban Giám hiệu nhà trường đã vận động cán bộ, giáo viên toàn trường góp tiền thuê lắp đặt đường điện mới hết 5 triệu đồng/10 phòng học vào cuối năm 2006 và không chỉ có vậy, vấn đề nước sinh hoạt cũng rất thiếu vì trường cũng có một bể ngầm chứa nước khá lớn và cũng vì lý do đã qua một thời gian sử dụng đã bị nứt thành nên không chứa được nước. Để giải quyết nhu cầu sử dụng nước cho toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh lưu trú, nhà trường cũng lại vận động cán bộ, giáo viên trường đóng góp tiền xây bể mới… Nhưng tất cả các khoản đóng góp đó, trường chưa biết quyết toán vào đâu để hoàn trả tiền lại cho cán bộ…”. Và, nơi chúng tôi đến tiếp theo là bếp nấu ăn và nhà ăn của học sinh bán trú đúng vào bữa ăn trưa của học sinh và lại một điều ngạc nhiên tiếp theo của đoàn chúng tôi khi vào đến nhà ăn là đồng loạt các em đang ăn và nói chuyện rất vui vẻ nhưng khi thấy chúng tôi vào các em nhao nhao đứng lên “Cháu chào cô, chú ạ!” rất lễ phép với giọng nơi còn ngọng nghịu của người vùng cao và tôi quan sát thấy các em học sinh bán trú dân nuôi ở đây gương mặt em nào cũng sáng sủa, quần áo, đầu tóc sạch sẽ, gọn gàng không như ở nhiều trường mà tôi đã từng đến. Nhìn các em ăn, uống rất ngon lành mà món ăn chỉ có 1 chậu mèn mén, 1 chậu canh và một đĩa thịt nho nhỏ do người cấp dưỡng là dân địa phương được xã thuê nấu cho các em. Thấy các em ăn những món ăn mà chúng tôi mới chỉ được nghe nói đến, nay được nhìn thấy tận mắt, trí tò mò trỗi dậy đã kéo chúng tôi ngồi xuống ăn cùng các em, thật khác xa với những suy nghĩ trước đây về những món ăn của người vùng cao, những thức ăn của các em học sinh bán trú dân nuôi tại trường Tiểu học Lũng Phìn rất sạch sẽ và thơm ngon… Khi trên đường quay lại Phòng Hội đồng, anh Thọ cho biết thêm: “Để các em có những bữa ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng nhà trường đã xây dựng thực đơn có đổi món thường xuyên và để làm được điều đó, mình đã phải cân đối khoản tiền trợ cấp của các em cho hợp lý nhưng nhiều khi vẫn không đủ chi. Vậy là các cán bộ, giáo viên lại tiếp tục đóng, góp cho các em mua thức ăn cho các em cũng như đầu tư xây truồng, mua lợn giống để tận dụng thức ăn thừa với 2 gian truồng nuôi thường xuyên 4 - 6 con lợn. Qua đó, tạo được thêm thức ăn tươi cho học sinh hoặc bán lấy tiền bổ sung vào chi phí cho nhà bếp…”. Phải chăng những việc làm tuy rất nhỏ bé của đội ngũ cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Lũng Phìn dành cho các em học sinh bán trú dân nuôi chính là chất xúc tác, nguồn động viên các bậc phụ huynh đưa trẻ đến trường. Vì vậy, xã Lũng Phìn dân cư sống rất thưa thớt, xa trung tâm xã, xa trường nhưng các em đến trường tương đối đầy đủ và trường hợp bỏ học giữa trừng không còn xảy ra, tỉ lệ trẻ em đến trường luôn duy trì ở mức cao trong nhiều năm nay.

 

Chia tay thầy, trò trường Tiểu học Lũng Phìn khi chiều đã muộn, khi những tiếng mõ leng kenh của những đàn bò, đàn dê về chuồng râm ran cả trung tâm xã. Sau cái bắt tay rất chặt của anh Thọ, tôi hỏi vui: “Tiện có lãnh đạo Phòng ở đây, anh có đề nghị gì không?”, anh nói: “Trường còn rất nhiều khó khăn, nhưng đều là tình trạng chung của các trường học vùng cao nên mình cũng không “kêu” nhiều. Mình chỉ mong được phòng, các ban, ngành của huyện, tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ cho trường một dàn máy vi tính để công tác quản lý, sổ sách được đảm bảo hơn thôi…”. Thiết nghĩ, để công tác xã hội hoá giáo dục phát triển một cách sâu rộng hơn nữa trong toàn dân, toàn xã hội thì cần phải có nhiều hơn những chương trình tuyên truyền, những phong trào mang tính thiết thực cao để tất cả mọi người cùng chung tay, góp sức nâng cao chất lượng giáo dục lên những bước tiến mới có sự ổn định và vững chắc lâu dài.


Tuấn Anh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trường nội trú dân nuôi: Một mô hình hiệu quả, nhưng còn nhiều gian khó
Mặc dù Hà Giang được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ từ năm 1998, nhưng cho đến nay, ngành Giáo dục Hà Giang vẫn phải duy trì những lớp học xoá mù chữ vì hiện tượng tái mù chữ vẫn còn khá phổ biến. Trong khi đó Hà Giang đang đặt ra kế hoạch hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007. Để có thể đến được đích, Hà Giang đã nghiên cứu và
30/03/2007
Các trường Trung học Vị Xuyên tăng cường hoạt động ngoại khóa
(HGĐT)- Trong thời gian gần đây, trường THPT thị trấn Vị Xuyên và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa môn Văn học và Lịch sử, bằng hình thức thi chuyển thể nhân vật văn học thành nhân vật sống động trên sâu khấu.
23/02/2007
nhiều biện pháp chống “bệnh thành tích” trong học tập
Có thể nói từ khi Bộ GD - ĐT ra chỉ thị và thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã được ngành GD - ĐT và đông đảo các trường trong tỉnh nhiệt tình tham hưởng ứng.
23/01/2007
Các trường Sơ kết học kỳ I
Ngày 20.1, trường THPT Lê Hồng Phong tổ chức sơ kết học kỳ I năm học 2006-2007.
23/01/2007
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.