Hội thảo xây dựng các quy hoạch chi tiết CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn

07:48, 15/06/2013

HGĐT- Ngày 14.6, tại huyện Quản Bạ, UBND tỉnh tổ chức Hội thảo xây dựng các quy hoạch chi tiết Công viên địa chất Toàn cầu (CVĐCTC) Cao nguyên đá Đồng Văn nhằm tham vấn ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước ở T.Ư, địa phương, các đơn vị khoa học, các chuyên gia và nhà khoa học về nội dung định hướng của các quy hoạch chi tiết trên CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn.


Dự buổi hội thảo, về phía T.Ư có đại diện: Ủy ban Quốc gia UNESCO; Đại học Quốc gia Hà Nội; Viện địa chất – thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam; Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch; Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị và nông thôn; Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Việt Nam; Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam; Viện Khoa học thủy lợi; Viện Du lịch và phát triển văn hóa. Về phía tỉnh ta có các đồng chí: Triệu Tài Vinh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bàn Đức Vinh, Uy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Uy ban MTTQ tỉnh;Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quản Bạ, Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc. Đồng chí Sèn Chỉn Ly, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội thảo.

 

Khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn với nhiều di sản địa chất, văn hóa dân tộc bản địa và sự đa dạng sinh học đặc hữu và có giá trị khoa học và giáo dục quốc tế, đã được UNESCO công nhận là CVĐCTC vào tháng 10.2010, đây là Công viên địa chất duy nhất của Việt Nam và thứ 2 Đông Nam Á. CVĐCTC là mô hình mới của UNESCO trong việc gắn bảo tồn các giá trị di sản địa chất có ý nghĩa khoa học và giáo dục quốc tế với việc khai thác các di sản, danh thắng địa chất để phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo cho người dân một cách bền vững, sau đó tiến tới phát triển CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn thành khu du lịch Quốc gia với những mục tiêu cụ thể: Bảo tồn các di sản (địa chất, văn hóa, đa dạng sinh học); đến năm 2020 đưa vào khai thác các di sản trên cơ sở phát triển du lịch với sự tham gia của người dân bản địa, mục tiêu đến năm 2030 phát triển thành vùng kinh tế quan trọng dưới dạng điểm du lịch Quốc gia. Các nội dung cần được bảo tồn: Bảo tồn các di sản địa chất chính; bảo tồn các di sản văn hóa; các làng nghề; hệ thống di chỉ khảo cổ; các làng văn hóa, thôn văn hóa dân tộc bản địa. Quy hoạch phát triển du lịch để thực hiện mục tiêu CVĐCTC được quy hoạch thành khu du lịch quốc tế trọng điểm Quốc gia với 4 trung tâm du lịch cụ thể: Trung tâm văn hóa – lịch sử Đồng Văn; trung tâm du lịch vui chơi giải trí cao cấp Quản Bạ; trung tâm du lịch sinh thái đô thị xanh Yên Minh; trung tâm du lịch mạo hiểm, du lịch khoa học và du lịch thương mại Mèo Vạc. Nội dung phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội của từng huyện, đồng thời tạo điểm nhấn về cảnh quan, kiến trúc, mô hình hoạt động đặc sắc mang sắc thái riêng vừa hiện đại, vừa hoang dã đáp ứng nhu cầu của du khách và được du khách chấp nhận...

 

Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã có các bài tham luận tập trung vào các nội dung quy hoạch chi tiết trên từng lĩnh vực như: Yêu cầu của quy hoạch tổng thể đối với các quy hoạch chi tiết; định hướng và các bước triển khai xây dựng; lĩnh vực du lịch; lĩnh vực bảo tồn, nghiên cứu khoa học; kiến nghị của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trên Công viên địa chất để phát triển bền vững.

 

Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh ghi nhận những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia, những việc Hà Giang đã làm được cũng có sự vào cuộc của các bộ, ngành. Đồng chí mong muốn trong thời gian tới, Hà Giang sẽ trở thành vùng trọng điểm cây dược liệu Quốc gia; các bộ, ngành liên quan, các nhà khoa học, chuyên gia có những quan tâm thực hiện quy hoạch theo đúng nội dung để CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn phát triển tương xứng với lợi thế, vị trí và tiềm năng và có thể trở thành khu du lịch Quốc gia vào năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế địa phương... Đồng chí cũng kiến nghị với các bộ, ngành một số nội dung như: Có hay không sự phân cấp làm khu du lịch dịch vụ; nghiên cứu và giáo dục, đào tạo trên Cao nguyên đá; đối với ngành Văn hoá, thể thao và du lịch có kết nối các tua,tuyến từ Hà Nội đến Cao nguyên đá Đồng Văn; Bộ Xây dựng tư vấn quy hoạch thành phố Hà Giang gắn với CVĐCTC; quy hoạch phát triển du lịch CVĐCTC gắn với vùng miền như ruộng bậc thang Hoàng Su Phì...


TRẦN HIỀN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng các Trung tâm thông tin trên Công viên Địa chất CNĐĐV
HGĐT- Có thể nói, hơn 3 năm qua, hiệu ứng trở thành Công viên địa chất Toàn cầu (CVĐCTC) giúp cho Cao nguyên đá Đồng Văn (CNĐĐV) gia tăng sức hấp dẫn. Chính vì vậy, dù trong điều kiện kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, nhưng lượng khách trong và ngoài nước đến với CNĐĐV ngày càng tăng lên. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của CVĐCTC CNĐĐV, trong đó có việc đáp ứng các tiêu chí của
30/05/2013
Mèo Vạc: Khai mạc Giải chọi chim Họa Mi lần thứ 3
HGĐT - Nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa, Du Lịch Lễ hội “Chợ tình” Khau Vai 2013, sáng 30.4, Câu lạc bộ Chim Họa Mi huyện Mèo Vạc đã tổ chức khai mạc Giải chọi chim Họa Mi lần thứ 3, năm 2013.
30/04/2013
“Đốt cháy” đêm Đà Nẵng bằng cảm xúc của người Ý
Đội cuối cùng "đốt cháy" Đà Nẵng đêm đầu tiên bằng vẻ đẹp của âm thanh, sắc màu là Parente - Ý với màn diễn mang tên “Cảm xúc của dòng sông”.
30/04/2013
Du lịch văn hóa bản địa: Làm gì trước “cơn lốc” thương mại hóa?
Tạp chí Business Insider của Mỹ vừa chọn Việt Nam vào tốp 10 tour tham quan rõ dấu ấn nền văn hóa địa phương độc đáo. Mừng, vì thêm một lần được thế giới biết tiếng, nhưng ngành du lịch lại lo, đó là làm thế nào để gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trước "cơn lốc" thương mại hóa…
29/05/2013