DIFC 2013 cuộc hội ngộ ở dòng sông ánh sáng
HGĐT- Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFC 2013) với chủ đề “Tình yêu sông Hàn” sẽ chứng kiến cuộc hội ngộ thú vị của những anh tài từng nhiều lần tham gia DIFC, cũng như chờ đợi những màn đấu ngoạn mục của các gương mặt hoàn toàn mới.
Màn trình diễn của đội Đà Nẵng - Việt
Trong kỳ lễ hội này, Đà Nẵng cũng sẽ có nhiều sản phẩm du lịch mới và các hoạt động phụ trợ phục vụ du khách.
Anh tài kỳ ngộ
Các đội Nga, Đà Nẵng, Ý sẽ thi tài vào đêm 29-4, đêm 30-4 là màn trình diễn của hai đội Nhật và Mỹ. Ban tổ chức sẽ đánh giá các màn trình diễn dựa trên ý tưởng, sự đa dạng và chủ đề; sự phong phú, đa dạng về màu sắc; tính độc đáo và chất lượng của màn diễn; sự đồng bộ giữa âm thanh và hình ảnh; sự phù hợp của âm nhạc với hình ảnh của pháo hoa, phù hợp với chủ đề và thể hiện được ý nghĩa của cuộc thi.
Mỹ và Nga là hai gương mặt mới toanh khi tham gia DIFC 2013. Mỗi đội một vẻ, nhưng hứa hẹn mang đến những màn pháo hoa được chờ đợi nhất. Đội Melrose Pyrotechnics (Mỹ) được biết đến với thương hiệu về sự say mê và tài năng, được bổ trợ bởi kỹ thuật pháo hoa tốt nhất và rực rỡ nhất. Sự nghiệp của đội khởi đầu từ những năm 60 của thế kỷ trước ở Melrose Park, Illinois (Mỹ), với việc xây dựng màn trình diễn pháo hoa trên bảng tỷ số. Đến những năm đầu thập kỷ 80,
Màn trình diễn của đội Ý.
Trong khi đó, đại diện đến từ Nga là Trung tâm pháo hoa Khan đã bước vào thị trường pháo hoa Nga cách đây 20 năm. Đến năm 2005, Khan tham gia trình diễn pháo hoa theo nhạc với màn trình diễn Kalinka tại Lễ hội pháo hoa quốc tế
Cuộc gặp lại của ba đội từng tham gia nhiều đợt DIFC là Nhật, Ý, Việt
Màn trình diễn của đội Mỹ.
Đội Nhật Bản Tamaya Kitahara bắt đầu tham gia lĩnh vực pháo hoa từ năm 1982. Từ đó, Tamaya biểu diễn pháo hoa khắp trong và ngoài nước trong 30 năm qua, đồng thời tự hào với việc sử dụng các công nghệ mới nhất kết hợp với truyền thống. Họ trình diễn đến 150 màn pháo hoa mỗi năm tại nhiều sự kiện khác nhau.
Một Việt
Cuối cùng, Đà Nẵng - Việt
Đại tá Nguyễn Trường Kỳ, Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng, Đội trưởng Đội pháo hoa Đà Nẵng - Việt Nam cho biết, màn trình diễn thể hiện sự âm thầm chịu đựng gian khổ mà đi lên, đấu tranh với thời gian và thời tiết khắc nghiệt để phát triển... của con người Đà Nẵng. “Chúng tôi muốn tạo nên sự mới lạ, dẫn dắt người xem qua những cung bậc cảm xúc nhẹ nhàng và có tính thẩm mỹ hơn hẳn mọi năm. Đội Việt Nam gặp khó khăn nhiều trong phần kỹ thuật, vì tiếng đàn tranh, đàn bầu rất buồn, nhưng phải làm sao để khán giả cảm nhận hết cái hay, cái đẹp mà vẫn không thấy nhàm chán”, Đại tá Kỳ chia sẻ.
Khởi động DIFC 2013 từ rất sớm
Năm nay, Đà Nẵng chuẩn bị cho DIFC 2013 từ rất sớm. Ông Võ Duy Khương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng cho hay: “Sẽ có rất nhiều hoạt động phụ trợ mới lạ được tổ chức nhằm tăng ngày lưu trú của du khách tại thành phố. Để du khách có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động phụ trợ, Ban tổ chức sẽ bố trí thời gian tổ chức các hoạt động thật khoa học”. Các sản phẩm du lịch mới bao gồm: tuyến cáp treo thứ 3 của Bà Nà, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý; kèm theo là các hoạt động phụ trợ hấp dẫn như thể thao biển, Ngày hội đọc sách, chương trình biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, các tour - tuyến du lịch mới,
Màn trình diễn của đội Nga.
Để đáp ứng nhu cầu xem pháo hoa, UBND TP Đà Nẵng đã cho xây dựng khán đài phục vụ DIFC 2013 gồm hai khu: khu khán đài A, B tại sân khấu chính có sức chứa 19.500 chỗ ngồi/đêm; khu khán đài C về phía Bắc khán đài A, B có sức chứa 17.700 chỗ/đêm. 25.000 vé xem pháo hoa sẽ được bán rộng rãi tại nhiều điểm, trong đó giá vé khán đài B4, B5 là 400.000 đồng/người/đêm, C1, C2, C3 theo thứ tự là 300.000 đồng, 250.000 đồng và 200.000 đồng/người/đêm. UBND TP Đà Nẵng cũng cho phép các đơn vị có tàu du lịch bán vé trên tàu xem trình diễn pháo hoa và phải có cam kết bảo đảm an toàn, chất lượng dịch vụ, giá vé bán không được quá 300.000 đồng/vé/người/đêm.
Hệ thống khán đài do Công ty Đông Dương xây dựng có xu hướng giảm quy mô xây dựng và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người xem. Rút kinh nghiệm từ các năm, Đà Nẵng sẽ không xây dựng các khán đài B4 gần sát tường rào khu nhà mẫu Olalani, B5 gần sát cầu sông Hàn như trong năm 2012. Các khu khán đài B và C được bố trí thêm lan can tầm thấp, cao từ 20-40cm, để tạo lối đi cố định; đồng thời nâng cao khu vực khán đài VIP, bảo đảm khách mời đều xem được các tiết mục nghệ thuật trên sân khấu và các màn diễn pháo hoa. Các khu khán đài khác nhau đều có màu sắc, lối đi khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho khách đến xem; bố trí lối đi riêng cho khu vực VIP, lối đi riêng cho diễn viên; phân chia khu vực báo chí tác nghiệp, khu cho Ban tổ chức và khu vực cho các đội thi...
Ông Võ Duy Khương khẳng định: “Với tất cả nỗ lực của Đà Nẵng, DIFC 2013 sẽ tiếp tục là sự kiện quốc tế đáng chú ý, cùng với các cuộc thi quốc tế khác như marthon, trại điêu khắc đá, dù bay..., làm nên thương hiệu của thành phố sự kiện".
Ý kiến bạn đọc