Kích cầu du lịch 2013: Cần tăng thực tế, giảm phong trào
08:09, 25/12/2012
Trước dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến không mấy khả quan trong năm 2013, ngành du lịch đã nhanh chóng xây dựng chương trình kích cầu mới gắn liền với việc tăng cường thực hiện cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt". Liệu chương trình có đạt được mục tiêu đề ra, tạo đà cho ngành du lịch tăng trưởng bền vững?
Nặng phong trào, nhẹ thực tế
Theo dự thảo chương trình kích cầu du lịch năm 2013 được Bộ VH,TT&DL xây dựng, chiến dịch không chỉ đặt ra mục tiêu thu hút 7 triệu lượt khách quốc tế, 35 triệu lượt khách nội địa, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn và chất lượng, ngành du lịch còn hướng đến việc thay đổi nhận thức của các ngành, các cấp, các nhà cung ứng dịch vụ, người dân về du lịch.
Khách du lịch tham quan làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông). Ảnh: Linh Ngọc |
Để "hút" khách quốc tế, các chương trình quảng bá điểm đến thông qua khẩu hiệu "Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn", các sự kiện nhân Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 tới đây sẽ được tăng cường tổ chức tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng ở nước ngoài, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia, ASEAN, Nga... Đặc biệt, năm 2013, tròn 40 năm Nhật Bản và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, được lãnh đạo hai nước nhất trí lấy làm "Năm hữu nghị Nhật - Việt", do đó, nguồn khách đến từ đất nước Hoa Anh đào được ngành du lịch chú trọng khai thác. Tuy nhiên, ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist tỏ ra băn khoăn, bởi từ lâu Nhật Bản trở thành thị trường lớn với lượng khách luôn chiếm tỷ lệ cao của du lịch nước ta. Thế nhưng đến nay, chúng ta vẫn chưa xây dựng được văn phòng đại diện quảng bá du lịch Việt Nam ở Nhật Bản.
Song hành với chiến dịch "hút" khách ngoại, trong năm tới, ngành du lịch cũng xác định mục tiêu lấy nội địa làm thị trường trọng điểm thông qua việc các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, vui chơi giải trí… sẽ giảm giá 10 - 30% vào mùa thấp điểm, không tăng giá đột biến vào mùa cao điểm, đoàn khách cũng được giảm giá vé đến các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí. Bên cạnh đó, các Hãng hàng không Vietnam Airlines, VietJet Air, Air Mekong cũng được đề nghị giảm giá theo mùa vụ để các đơn vị lữ hành xây dựng giá tour nội địa phù hợp. Tuy nhiên, nhiều công ty lữ hành lo lắng, chiến dịch kích cầu lần này có lặp lại chương trình "Việt Nam - Điểm đến của bạn" không mấy thành công như năm 2010? Tuy kéo dài hết năm nhưng chiến dịch kích cầu năm 2010, Tổng cục Du lịch chỉ khuyến khích giảm giá 10-30% vào hai tháng 8, 9 khiến các đơn vị này "lơ là". Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cam kết bán vé khuyến mãi (giảm 50%) cả năm nhưng giới hạn một số tuyến bay, số ghế… Những chương trình kích cầu của ngành phần lớn mới chỉ mang tính phát động phong trào hơn là đi sâu vào thực tế. Nhiều đơn vị lữ hành phàn nàn.
Không chỉ tung ra "chiêu" giảm giá, được biết chiến dịch kích cầu lần này còn hướng đến việc tổ chức các hoạt động khảo sát, khuyến khích địa phương xây dựng những sản phẩm du lịch mới, độc đáo. Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Thành, Giám đốc Công ty CP du lịch Hương Giang cho rằng, nước ta có tiềm năng về du lịch biển nhưng điều khiến du khách cảm thấy nhàm chán chính là ở bất kỳ điểm đến nào cũng chỉ "thưởng thức" tắm biển. Vì vậy, ngành du lịch nên xem xét vấn đề quy hoạch kinh tế biển, các địa phương cần có sự gắn kết để tạo ra các sản phẩm du lịch biển phong phú hơn. Chẳng hạn, xây dựng dịch vụ lặn biển ở Hội An (Quảng Nam), Đà Nẵng với các dịch vụ vui chơi, giải trí trên biển…
Không thể chỉ kêu gọi
Để đẩy mạnh nhu cầu du lịch nội địa nhân dịp các ngày nghỉ, ngày lễ lớn của dân tộc và các sự kiện của ngành du lịch, Bộ VH,TT&DL đã đề nghị Bộ LĐ,TB&XH trình Chính phủ cho phép hoán đổi các ngày nghỉ, ngày lễ để công chức, người lao động có khoảng thời gian nghỉ dài như việc nghỉ bốn ngày Tết Dương lịch và chín ngày Tết Nguyên đán sắp tới. Thông tin này khiến nhiều đơn vị lữ hành vừa mừng vừa lo tình trạng quá tải, thiếu phòng, thiếu xe, giá cả tăng bất thường. Thậm chí, nếu ngày nghỉ kéo dài sẽ chỉ khuyến khích du khách nội tìm đường "xuất ngoại".
Theo lý giải của các đơn vị lữ hành, một sản phẩm du lịch bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, từ vận tải đến lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm. Những yếu tố này cộng lại có mức giá tốt mới tạo nên một sản phẩm du lịch tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, giá khách sạn, giá vé máy bay tốt trong khi các nhà hàng vẫn vô tư "chặt chém" sẽ khiến tour nội khó cạnh tranh trước các chương trình khuyến mãi hấp dẫn của các tour tới nước láng giềng như: Malaysia, Singapore, Thái Lan... Chính vì vậy, dù kêu gọi tinh thần yêu nước của du khách đến đâu họ cũng khó chọn tour nội với chất lượng và giá cả như hiện nay.
Cách tốt nhất để du lịch Việt Nam vững bước trên thị trường khi "bão khủng hoảng" vẫn còn, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội lữ hành Việt Nam cho rằng, chúng ta hãy thay đổi từ những điều nhỏ nhất, đó là những nụ cười và sự tiếp đón thân thiện từ người bán hàng đến anh lái xe, nơi vệ sinh sạch sẽ, hàng quán không chụp giật, "chặt chém"…
Song hành với chiến dịch "hút" khách ngoại, trong năm tới, ngành du lịch cũng xác định mục tiêu lấy nội địa làm thị trường trọng điểm thông qua việc các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, vui chơi giải trí… sẽ giảm giá 10 - 30% vào mùa thấp điểm, không tăng giá đột biến vào mùa cao điểm, đoàn khách cũng được giảm giá vé đến các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí. Bên cạnh đó, các Hãng hàng không Vietnam Airlines, VietJet Air, Air Mekong cũng được đề nghị giảm giá theo mùa vụ để các đơn vị lữ hành xây dựng giá tour nội địa phù hợp. Tuy nhiên, nhiều công ty lữ hành lo lắng, chiến dịch kích cầu lần này có lặp lại chương trình "Việt Nam - Điểm đến của bạn" không mấy thành công như năm 2010? Tuy kéo dài hết năm nhưng chiến dịch kích cầu năm 2010, Tổng cục Du lịch chỉ khuyến khích giảm giá 10-30% vào hai tháng 8, 9 khiến các đơn vị này "lơ là". Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cam kết bán vé khuyến mãi (giảm 50%) cả năm nhưng giới hạn một số tuyến bay, số ghế… Những chương trình kích cầu của ngành phần lớn mới chỉ mang tính phát động phong trào hơn là đi sâu vào thực tế. Nhiều đơn vị lữ hành phàn nàn.
Không chỉ tung ra "chiêu" giảm giá, được biết chiến dịch kích cầu lần này còn hướng đến việc tổ chức các hoạt động khảo sát, khuyến khích địa phương xây dựng những sản phẩm du lịch mới, độc đáo. Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Thành, Giám đốc Công ty CP du lịch Hương Giang cho rằng, nước ta có tiềm năng về du lịch biển nhưng điều khiến du khách cảm thấy nhàm chán chính là ở bất kỳ điểm đến nào cũng chỉ "thưởng thức" tắm biển. Vì vậy, ngành du lịch nên xem xét vấn đề quy hoạch kinh tế biển, các địa phương cần có sự gắn kết để tạo ra các sản phẩm du lịch biển phong phú hơn. Chẳng hạn, xây dựng dịch vụ lặn biển ở Hội An (Quảng Nam), Đà Nẵng với các dịch vụ vui chơi, giải trí trên biển…
Không thể chỉ kêu gọi
Để đẩy mạnh nhu cầu du lịch nội địa nhân dịp các ngày nghỉ, ngày lễ lớn của dân tộc và các sự kiện của ngành du lịch, Bộ VH,TT&DL đã đề nghị Bộ LĐ,TB&XH trình Chính phủ cho phép hoán đổi các ngày nghỉ, ngày lễ để công chức, người lao động có khoảng thời gian nghỉ dài như việc nghỉ bốn ngày Tết Dương lịch và chín ngày Tết Nguyên đán sắp tới. Thông tin này khiến nhiều đơn vị lữ hành vừa mừng vừa lo tình trạng quá tải, thiếu phòng, thiếu xe, giá cả tăng bất thường. Thậm chí, nếu ngày nghỉ kéo dài sẽ chỉ khuyến khích du khách nội tìm đường "xuất ngoại".
Theo lý giải của các đơn vị lữ hành, một sản phẩm du lịch bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, từ vận tải đến lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm. Những yếu tố này cộng lại có mức giá tốt mới tạo nên một sản phẩm du lịch tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, giá khách sạn, giá vé máy bay tốt trong khi các nhà hàng vẫn vô tư "chặt chém" sẽ khiến tour nội khó cạnh tranh trước các chương trình khuyến mãi hấp dẫn của các tour tới nước láng giềng như: Malaysia, Singapore, Thái Lan... Chính vì vậy, dù kêu gọi tinh thần yêu nước của du khách đến đâu họ cũng khó chọn tour nội với chất lượng và giá cả như hiện nay.
Cách tốt nhất để du lịch Việt Nam vững bước trên thị trường khi "bão khủng hoảng" vẫn còn, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội lữ hành Việt Nam cho rằng, chúng ta hãy thay đổi từ những điều nhỏ nhất, đó là những nụ cười và sự tiếp đón thân thiện từ người bán hàng đến anh lái xe, nơi vệ sinh sạch sẽ, hàng quán không chụp giật, "chặt chém"…
hanoimoi.com.vn
Ý kiến bạn đọc