BQL Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, nỗ lực qua 1 năm hoạt động

07:38, 27/12/2012

HGĐT- Với quyết tâm bảo tồn và phát huy giá trị Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐCTC CNĐĐV), năm 2012, dù còn nhiều khó khăn, nhưng BQL CVĐCTC CNĐĐV đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao, từng bước xây dựng, phát triển CNĐĐV đáp ứng đủ tiêu chí của UNESCO về CVĐCTC, đồng thời đưa hình ảnh CNĐĐV đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước...



        Cua M, điểm dừng chân của nhiều khách du lịch khi lên Cao nguyên đá.

Điểm nổi bật là BQL đã tích cực tham mưu cho Đảng bộ tỉnh Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng thực hiện xây dựng và phát triển CVĐCTC CNĐĐV giai đoạn 2012 – 2015; Đề án thành lập các Trung tâm thông tin tại 4 huyện vùng Công viên; tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển Công viên địa chất và có các hoạt động cụ thể, tích cực; Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát triển CVĐCTC. Cùng với đó, với chức năng của mình, BQL đã nỗ lực triển khai xây dựng các kế hoạch khảo sát, điều tra các điểm di sản, kế hoạch hợp tác song phương, các nhiệm vụ bảo tồn và nghiên cứu khoa học; hoạt động nâng cao nhận thức cộng đổng; các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và phát triển du lịch, nâng cao nguồn lực du lịch phục vụ phát triển du lịch trên CVĐC.


Tiến sỹ Nguyễn Lê Huy, Trưởng BQL CVĐCTC CNĐĐV cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh và Văn phòng Chính phủ về lấy ý kiến các bộ, ngành chức năng ở T.Ư vào Dự thảo Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị CVĐCTC CNĐĐV, giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn 2030. Trên cơ sở ý kiến của 10 bộ, ngành T.Ư và Văn phòng Chính phủ, BQL CVĐCTC đã phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ Dự thảo Quy hoạch báo cáo với tỉnh. Trong tháng 12, hồ sơ Quy hoạch đã được Bộ VHTT&DL trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là bước đi quan trọng cho sự phát triển của CVĐCTC CNĐĐV. Đặc biệt trong năm 2012, nhiều hoạt động phối hợp nghiên cứu khoa học vùng CVĐC như khảo sát các điểm khảo cổ học đã được BQL tiến hành, phát hiện nhiều dấu vết, hiện vật và các điểm hang đá có dấu tích người tiền sử. Từ đó, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã đánh giá vùng CVĐCTC CNĐĐV có nhiều dấu tích khảo cổ thuộc thời kỳ tiền sơ sử, cần tiếp tục khảo sát trên diện rộng và đẩy mạnh các cuộc khai quật khảo cổ học. BQL đã tích cực sưu tầm, tìm kiếm kết hợp điều tra, khảo sát hoàn thiện tài liệu về giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa và đa dạng sinh học ở 15 cụm di sản địa chất tại các huyện CVĐC làm cơ sở xây dựng bộ tài liệu thuyết minh phục vụ du lịch; tích cực phối hợp với sở Xây dựng, sở Tài nguyên môi trường và các huyện triển khai khảo sát, xác định vị trí các điểm mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại 68/68 xã, thị trấn ở 4 huyện CNĐĐV nhằm tránh xâm hại đến di sản địa chất, di sản văn hóa, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường; xây dựng phương án bảo vệ khẩn cấp các điểm di sản có nguy cơ bị xâm hại...


Để thúc đẩy phát triển du lịch CVĐC, BQL đã tích cực xây dựng dự thảo Đề cương, tổ chức họp tư vấn, lấy ý kiến tham gia dự thảo Đề cương phát triển Du lịch CVĐCTC CNĐĐV để hoàn thiện trình UBND tỉnh phê duyệt. Ban đã tổ chức Hội nghị gặp mặt nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm du lịch, dịch vụ, nhằm tạo mối liên kết xây dựng và phát triển du lịch CVĐC; phối hợp với các chuyên gia Dự án hợp tác Việt Bỉ và tổ chức Livingstone Dialogue mở các lớp về kỹ năng phát triển du lịch. Cùng với đó, Ban đã hoàn thiện nội dung thông tin về 3 tuyến du lịch chính trên địa bàn, xây dựng các tuyến du lịch phụ trên khu vực CVĐC; phối hợp với Văn phòng UNESCO Hà Nội bàn giao và triển khai Bộ công cụ lập kế hoạch quản lý và phát triển du lịch tại các khu di sản, bảo tồn của UNESCO trên địa bàn CVĐC.


Chú trọng tuyên truyền, BQL đã tích cực phối hợp với các đơn vị truyền thông trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh CVĐC CNĐĐV. Cùng với việc duy trì website và xuất bản bản tin tuyên truyền về CVĐC, BQL cũng tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về CVĐC. Tiến hành đặt liên kết, tuyên truyền trên một số trang web như: Báo Hà Giang điện tử, Cổng Thông tin điện tử Hà Giang, kênh thông tin đối ngoại của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Diễn đàn Phượt, trang thông tin điện tử huyện Đồng Văn... Từ đó, tích cực đưa hình ảnh CVĐCTC CNĐĐV ngày càng đến gần hơn với bè bạn trong nước và quốc tế.


HUY TOÁN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cao nguyên đá, phía sau những điểm đến quen thuộc
HGĐT- Có nhiều người bạn hỏi tôi, mình có 3 ngày đi từ Hà Nội để lên với Cao nguyên đá (CNĐ), vậy thì đi những điểm nào hay nhất!?. Tôi suy nghĩ hồi lâu rồi trả lời, đó là một câu hỏi quá khó, khó là bởi mình đã lang thang trên CNĐ không biết bao lần rồi, giờ chẳng thể biết điểm nào là hay nhất. Với mình CNĐ đã là một phần trong tâm hồn, nó đã quen thuộc như một miền quê
29/11/2012
Ngành du lịch Việt Nam trên đường về đích
Theo Tổng cục Thống kê, ước tính lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 11-2012 đạt gần 656 nghìn lượt (tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2011), góp phần nâng tổng số khách đến nước ta trong 11 tháng đạt hơn 6 triệu lượt (tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2011).
28/11/2012
Trải nghiệm bốn điểm cực của đất nước
Hành trình dài 5.000 km kết nối 4 điểm cực của Việt Nam sẽ giúp bạn trải nghiệm những nét đẹp văn hóa, phong tục và phong cảnh của nhiều vùng miền, địa phương trên cả nước.
27/11/2012
Kích cầu du lịch 2013: Cần tăng thực tế, giảm phong trào
Trước dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến không mấy khả quan trong năm 2013, ngành du lịch đã nhanh chóng xây dựng chương trình kích cầu mới gắn liền với việc tăng cường thực hiện cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt". Liệu chương trình có đạt được mục tiêu đề ra, tạo đà cho ngành du lịch tăng trưởng bền vững?
25/12/2012