Hồn của đá
HGĐT- “Đồng Văn có đêm sương, ngày nắng
Đá ở đây thay đất nuôi người
Người với đá tình sâu nghĩa nặng
Đá thương người chung thủy bên nhau…”
Làng người Mông trên Cao nguyên đá. Ảnh: LÊ LÂM
Nhắc đến Hà Giang là chúng ta nghĩ ngay tới Cao nguyên đá Đồng Văn – miền biên viễn cực Bắc của Tổ quốc. Không biết từ bao giờ đá đã có ở nơi đây, chỉ biết rằng ở đây, đá như có số phận, đá như có linh hồn. Với Đồng Văn, hành trình một đời người, hành trình một cộng đồng gắn liền với đá. Một sinh linh bé nhỏ ra đời, núm ruột hồng vùi vào trong đá. Nhà dựng trên đá có bờ rào đá bao bọc. Trai gái yêu nhau, lại ngồi trên đá thổi kèn lá dưới ánh trăng khuya. Trẻ em muốn khỏe mạnh thông minh, gia đình dâng lễ vật cầu thần đá che chở, phù hộ. Khi con người về với tổ tiên, cũng được đá bao bọc. Đá làm nên cuộc sống, để mỗi cây ngô cũng mọc lên từ hốc đá. Rồi các lễ hội truyền thống, những phiên chợ quanh năm rực rỡ, nồng nàn, được mở ra trên đá…
Cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao trung bình từ 1400m – 1600m thấp dần từ Bắc xuống Nam. Theo kết quả khảo sát của các nhà khoa học địa chất, đây là vùng rìa chuyển tiếp giữa cao nguyên Vân
Đỉnh Mã Pì Lèng – “ Đệ nhất hùng quan” nằm trên tuyến đường Đồng Văn, Mèo Vạc, cách thị trấn Đồng Văn khoảng 10km. Đây là một cảnh quan địa mạo hiếm có. Đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng ta ngỡ như với tới trời, nhìn xuống dòng sông Nho Quế (thấp hơn đỉnh đèo ngần 1000m) như một dải lụa màu chạy dưới chân núi. Sườn núi dốc đứng tạo sự hùng vĩ với các đứt gãy và chuyển dịch địa tầng lớn trong vỏ trái đất, cảm nhận được sức mạnh lớn lao của tự nhiên.
Các “ vườn đá”, “ rừng đá” rất đa dạng và phong phú. Qúa trình karst trong vùng có sự đa dạng địa chất cao, cùng với sự thay đổi của khí hậu đã tạo ra các vườn đá, rừng đá có những đặc điểm khác nhau, tạo ra những hình thù, hình dạng rất kỳ thú và hấp dẫn như vườn đá Khâu Vai ( huyện Mèo Vạc) các chóp đá thường có dạng bông hoa, nhụi hoa, nhánh hoa với muôn vẻ; vườn đá Lũng Pù ( huyện Mèo Vạc) thì mỗi chóp đá, tảng đá, tháp đá lại hình thù như: Rồng cuộn, Hổ ngồi…Khác với Khâu Vai, Lũng Pù , bãi Hải cẩu Vần Chải ( huyện Đồng Văn) các sản phẩm phong hóa karst là lớp lớp các phiến đá tròn nhẵn xếp gối lên nhau, trông tựa như đàn Hải cẩu hàng nghìn con, đen bóng tựa vào nhau nghỉ trên “ bãi biển” bình yên, tạo cho du khách cảm giác bất ngờ, ngạc nhiên.
Không ít các nhà thơ, nhà văn cũng như các du khách khi đứng trước vẻ đẹp của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn đã “thức cảnh si tình” cho ra đời nhiều tác phẩm văn, thơ nổi tiếng ca ngợi về vùng đất này như: Bài hát “ Chiều đông Mèo Vạc”của Nhạc sỹ Nguyễn Trùng Thương, với âm hưởng sâu lắng, chữ tình “… gió lạnh buồn mênh mông núi đá tai mèo, rường đá trập trùng, rừng đá trập trùng. Đá trước đá sau rừng núi đá nuôi bao người khôn lớn, sống trên đá chết vùi trong đá, vẫn anh hùng vượt khó đi lên…”. Hay bài thơ “ Người Mông xuống chợ” của nhà thơ Đăng Thuyết:
“ Dao quăng
Sạm mảnh lưng trần
Gập ghềnh dốc đá
Chùn chân ngựa thồ.
Núi nghiêng
Bản đá lô nhô
Chảo no thắng cố
Rượu Ngô cựa lòng…”
Tất cả nó làm nên hương sắc cho vùng cao nguyên đá, là cái hồn của đá nơi đây. Giả dụ nếu không có đá, có lẽ chúng ta lại khó có thể hình dung được về người và đất Đồng Văn – Hà Giang./.
Ý kiến bạn đọc