Cần xây dựng các đơn vị trực thuộc BQL CVĐCTC-CNĐ Đồng Văn ở cơ sở

10:05, 30/06/2012

HGĐT- Ngày 3.10.2010, Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐCTC-CNĐĐV) được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới CVĐCTC. Đây là cơ hội lớn để phát triển du lịch, dịch vụ góp phần phát triển KT - XH và XĐGN cho đồng bào vùng CVĐC. Đồng thời nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.



                                   Mùa gặt ở Lũng Cú (Đồng Văn).

CVĐCTC-CNĐĐV khác so với các CVĐC khác trên thế giới vì có người dân sinh sống trong lòng công viên. Địa bàn rộng gồm 4 huyện vùng cao phía Bắc và có đường biên với nước bạn Trung Quốc dài; địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, các điểm di sản không tập trung, tạo rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Để đáp ứng một trong các tiêu chí bắt buộc của một CVĐC do mạng lưới CVĐCTC quy định, đòi hỏi phải có bộ máy chuyên môn thuộc Ban quản lí (BQL) CVĐC đủ lớn mạnh, làm đầu mối trong việc quản lí, bảo tồn, nghiên cứu khoa học; cung cấp và trao đổi thông tin và phát triển du lịch - dịch vụ trên vùng CVĐC. Đồng thời, giúp việc BQL trong công tác giao dịch với các đơn vị trong và ngoài tỉnh và các nhà khoa học. Từ đó, việc thành lập các đơn vị trực thuộc BQL tại 4 huyện vùng CVĐC là rất cần thiết.


Trao đổi với chúng tôi, Tiến sỹ Nguyễn Lê Huy, Trưởng BQL CVĐCTC-CNĐĐV cho biết, trên cơ sở quyết định của UBND tỉnh về việc thành lập BQL, bộ máy BQL được xây dựng gồm ban lãnh đạo và 3 các phòng chức năng là: Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng Thông tin đối ngoại, Phòng Quản lý Di sản và dịch vụ; các tổ công tác thường trực gồm 2 tổ là: Tổ Quản Bạ - Yên Minh và Tổ Đồng Văn - Mèo Vạc. Từ khi được thành lập đến nay BQL đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh đảm bảo bước đầu công tác quản lý, khai thác các giá trị di sản, đa dạng sinh học, giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của CVĐCTC; tổ chức tập huấn giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về CVĐC; phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và hoàn thiện Đề án “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị CVĐCTC-CNĐĐV, giai đoạn 2011 - 2020 tầm nhìn 2030” trình Thủ tướng phê duyệt trong năm nay...


Có thể nói, mô hình BQL CVĐC là mô hình mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam nên bước đầu công tác khoanh vùng, cắm mốc để bảo vệ các giá trị di sản và ý thức bảo vệ các giá trị di sản của đồng bào tại đây còn nhiều hạn chế. Với số lượng biên chế hiện nay của BQL chưa thể đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, còn thiếu những cán bộ có kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong lĩnh vực địa chất, ngoại ngữ và du lịch. Mặt khác, BQL chưa có các đơn vị trực thuộc tại cơ sở nên việc phối hợp với các địa phương trên địa bàn CVĐC còn nhiều bất cập, dẫn đến việc nắm bắt và trao đổi thông tin chưa được kịp thời; tình hình xâm hại di sản địa chất, đa dạng sinh học và phá vỡ cảnh quan thiên nhiên có chiều hướng gia tăng...


Tiến sỹ Nguyễn Lê Huy cho biết, trước yêu cầu quản lí, việc thành lập các trung tâm trực thuộc BQL tại 4 huyện vùng CVĐC đã được Tỉnh ủy cho chủ trương... Qua đó, BQL đã xây dựng Đề án thành lập các đơn vị trực thuộc BQL tham mưu, trình UBND tỉnh cho ý kiến, phê duyệt. Theo đó, trình thành lập 4 trung tâm Thông tin, Bảo tồn và phát triển CVĐC ở 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Các trung tâm sẽ tham mưu cho BQL thực hiện các nhiệm vụ trong vùng công viên như: Phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng phương án, kế hoạch, phát hiện, thu thập thông tin tổng hợp số liệu, mẫu vật và những phát hiện mới về các giá trị di sản tại địa bàn; phối hợp nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị di sản địa chất cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa, giá trị tài nguyên, đa dạng sinh học và hệ thống hang động trên địa bàn; phối hợp kiểm tra và đề nghị xử lý vi phạm đối với các hoạt động sản xuất, khai thác đá không theo quy hoạch, nạn phá rừng và săn bắn động vật hoang giã nhằm bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; phối hợp tổ chức các hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển du lịch, dịch vụ nhằm phát huy các giá trị di sản của CVĐC; phối hợp xây dựng lực lượng và tổ chức thực hiện phương án cứu hộ, cứu nạn, sẵn sàng ứng cứu trong hoạt động du lịch tại các điểm du lịch...

Tiến sỹ Nguyễn Lê Huy cho biết, việc thành lập các Trung tâm trực thuộc BQL sẽ giúp ổn định bộ máy quản lý trong công tác quản lý bảo tồn, nghiên cứu khoa học, phát huy các giá trị của CVĐC. Sau khi quy hoạch tổng thể “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị CVĐCTC-CNĐĐV tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2011 - 2020 tầm nhìn 2030” được phê duyệt, các đề án kết cấu hạ tầng được xây dựng, các điểm di sản địa chất, di sản văn hóa được tôn tạo, hình thành các khu vui chơi giải trí, bảo tàng thiên nhiên ngoài trời..., thì khi ấy, các trung tâm trực thuộc BQL tại các huyện sẽ đóng vai trò quan trọng việc cung cấp các dịch vụ và tổ chức các dịch vụ, góp phần xây dựng và phát triển bền vững CVĐCTC đầu tiên của Việt Nam và CVĐC thứ 2 của Đông Nam Á.


Huy Toán

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khách du lịch đến Việt Nam bằng đường biển tăng mạnh
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển đã tăng mạnh trong tháng 5/2012, cho dù con số tổng lượng khách trong tháng này giảm so với cùng kỳ.
30/05/2012
Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, quá trình xây dựng và phát triển
HGĐT - Cao nguyên đá Đồng Văn (CNĐĐV) gồm địa giới hành chính 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc với diện tích hơn 2.350km2. Nơi đây là vùng đất cực Bắc thiêng liêng của Tổ Quốc.
30/05/2012
Lan rừng Tây Bắc đẹp mê mẩn
Vào mùa tháng 3, tháng 4, hoa lan nở rất nhiều ở trên vùng Tây Bắc. Đủ mọi màu sắc vàng, trắng, đỏ... với những cánh hoa mỏng dịu dàng làm nao lòng người.
29/06/2012
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (H.Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã để lại cho du khách nhiều ấn tượng về sự hòa hợp giữa thiên nhiên và lòng người.
28/06/2012