Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, quá trình xây dựng và phát triển
HGĐT - Cao nguyên đá Đồng Văn (CNĐĐV) gồm địa giới hành chính 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc với diện tích hơn 2.350km2. Nơi đây là vùng đất cực Bắc thiêng liêng của Tổ Quốc.
Mùa ngô xanh trên Cao nguyên đá. Ảnh: HUY TOÁN
Với những giá trị địa chất hiếm có, địa mạo hùng vĩ mà cụ Nguyễn Tuân, một nhà văn đầy cá tính trong làng văn Việt Nam khi ngao du qua đây đã phải thốt lên rằng “đệ nhất hùng quan”. Ngày 03.10.2010 là mốc thời gian đánh dấu CNĐĐV được UNESCO công nhận là thành viên mạng lưới Công viên địa (CVĐC) chất toàn cầu. Đây là CVĐC đầu tiên của Việt Nam và là công viên thứ hai ở khu vực Đông Nam Á. Có được kết quả đó là cả quá trình nghiên cứu lâu dài và sự nỗ lực của các cấp chính quyền, được đánh dấu bằng những mốc thời gian chính như sau:
Sau hơn 10 năm hợp tác nghiên cứu, triển khai ở các vùng miền núi đá vôi Tây Bắc Việt Nam, năm 2001 các nhà khoa học của 2 nước Việt - Bỉ lần đầu tiên được mời tham quan và tiếp cận để nghiên cứu một số vùng đá vôi ở Bắc Kạn và Hà Giang, thuộc Đông Bắc Việt Nam. Khi tiếp cận CNĐĐV, các nhà khoa học đã thực sự sửng sốt bởi vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây, bởi sắc mầu đa dạng của văn hóa 17 dân tộc bản địa và sự khan hiếm nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương... Tiếp đó, từ năm 2003 đến 2006 các nhà khoa học Việt - Bỉ đã tổ chức nhiều đợt khảo sát hang động, nghiên cứu địa chất, qua đó khẳng định rằng một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp truyền thống với nguồn tài nguyên đất và nước quá khan hiếm chắc chắn sẽ không phát triển bền vững và không thể giúp thoát khỏi đói nghèo, nên cần tìm kiếm một mô hình phát triển kinh tế khác, dựa trên chính những điểm mạnh của CNĐĐV. Năm 2006 dự án hợp tác Việt - Bỉ về “Nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển công viên địa chất ở một số khu vực Đông Bắc - Việt
Năm 2007 - 2008 đã có nhiều cuộc Hội thảo tại Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản Việt Nam diễn ra tại cả thị xã Hà Giang và Hà Nội. Đặc biệt, ngày 11 và 12.9.2009, tại thị trấn Đồng Văn, UBND tỉnh Hà Giang với các Bộ: Tài nguyên và Môi Trường, VHTT&DL, Ngoại Giao và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc tế về xây dựng CVĐC CNĐĐV. Hội thảo đã thu hút trên 200 đại biểu trong và ngoài nước tham dự. Đến ngày 19.11.2009, UBND tỉnh đã ra một số quyết định quan trọng như: Thành lập CVĐC CNĐĐV; kiện toàn Ban chỉ đạo Xây dựng CVĐC; thành lập Ban quản lý CVĐC (trực thuộc Sở VHTT&DL). Từ đó, bắt đầu triển khai xây dựng hồ sơ đề nghị gia nhập mạng lưới CVĐC toàn cầu, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho công viên địa chất. Đặc biệt, với sự quyết tâm cao để xây dựng thành công một CVĐC đầu tiên của Việt
Tháng 4.2010, đoàn đại biểu Việt Nam gồm UBND tỉnh Hà Giang, Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Viện KHĐC&KS đã tham dự Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về CVĐC tại Langkawi, Malaysia. Đoàn đã thống nhất với Ban điều hành Mạng lưới CVĐC toàn cầu về thời gian tiến hành thẩm định CVĐC CNĐĐV.
Từ 27.6 đến 3.7.2010, Đoàn chuyên gia của Mạng lưới CVĐC toàn cầu đã sang Việt
Từ ngày 1 – 5.10.2010 tại Lesvos, Hy Lạp đã diễn ra Hội nghị lần thứ 9 của mạng lưới CVĐC Châuu. Tại hội nghị này, Hội đồng tư vấn của mạng lưới đã họp và chính thức công nhận CVĐC CNĐĐV là một trong 77 thành viên của mạng lưới CVĐC toàn cầu (GGN). CVĐC toàn cầu CNĐĐV được công nhận sẽ sánh vai với các công viên khác trên thế giới, tạo ra tầm ảnh hưởng mang tầm quốc tế, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên thế giới, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững góp phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận rất lớn nhân dân trên vùng CNĐĐV. Đây thực sự là niềm tự hào, niềm vui lớn đối với toàn thể nhân dân các dân tộc Hà Giang nói chung và khu vực CVĐC CNĐĐV nói riêng.
Nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển CVĐC toàn cầu CNĐĐV phát triển, xứng tầm với các CVĐC trong khu vực và thế giới, UBND tỉnh ra quyết định số 1320/QĐ-UBND ngày 27.6.2011 về việc thành lập Ban quản lý CVĐC toàn cầu CNĐĐV trực thuộc UBND tỉnh Hà Giang. Ngày 12.3.2012, UBND tỉnh Hà Giang ra quyết định số 375/QĐ-UBND, kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển CVĐC toàn cầu CNĐĐV, trong đó đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối văn xã là Trưởng ban và lãnh đạo một số sở ngành có liên quan là thành viên.
Hiện nay, chính quyền tỉnh Hà Giang, Ban quản lý CVĐC toàn cầu CNĐĐV cùng các sở ngành, chính quyền địa phương trên địa bàn CVĐC đã và đang phối hợp chặt chẽ với Đại học Quốc Gia Hà Nội, các Bộ ngành Trung ương, các chuyên gia trong và ngoài nước tiến hành lập Quy hoạch tổng thể CVĐC toàn cầu CNĐĐV và nâng cấp Đề án này thành Đề án cấp quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để hoạt động có hiệu quả, xứng tầm là CVĐC toàn cầu đầu tiên của Việt Nam.
BÙI ĐỨC TÂN
(BQL CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn))
Ý kiến bạn đọc