Nhà thờ Gỗ ở Komtum

09:24, 22/06/2009
Thị xã Kon tum nhỏ bé dưới chân dãy núi Ngọc Lĩnh từ lâu đã là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước một phần bởi nơi đây sở hữu "báu vật" với kiến trúc độc đáo có tuổi đời gần trăm năm - nhà thờ Chánh tòa Kon tum, còn được gọi là nhà thờ Gỗ.

Ngay từ xa, du khách có thể nhìn thấy tháp chuông nhà thờ với màu nâu ấm áp nổi bật trên nền trời xanh trong của cao nguyên. Qua những con đường nhỏ giữa lòng thị xã Kon tum (tỉnh Kon tum), tản bộ trên đường Nguyễn Huệ, du khách bước vào giáo đường thênh thang và cảm giác đầu tiên là thấy mình thật nhỏ bé bên hàng cột gỗ hai người ôm không xuể giờ đã ngả màu đen bóng. Hệ thống cột gỗ, rui mè trong nhà thờ tuy không chạm khắc tỉ mỉ, công phu như ở các nhà rường cổ, nhưng chính những hoa văn có đường nét phóng khoáng đã thể hiện được chất đại ngàn của người Tây Nguyên, hồn hậu và khỏe khoắn.

              


            


Được xây chủ yếu bằng gỗ cà chít, nhà thờ là một công trình khép kín gồm: giáo đường, nhà khách, phòng trưng bày về phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc, nhà rông. Ngoài ra, trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở thủ công mỹ nghệ như dệt thổ cẩm, may thêu... Tuy gồm nhiều công trình nhưng do sắp xếp hài hòa nên bố cục tổng thể của nhà thờ không bị phá vỡ, ngược lại thánh đường còn được tôn thêm vẻ đẹp nhờ khu hoa viên với nhà rông cao vút, điểm xuyết bởi các bức tượng làm bằng rễ cây được chạm trổ khéo léo, tạo nên không gian mang đậm màu sắc đại ngàn.




Dưới ánh trăng, Nhà thờ Gỗ trông thật uy nghiêm, huyền bí.


                       

Đặc biệt cung thánh nhà thờ được trang trí hoa văn của các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, tạo ấn tượng vừa trang nghiêm huyền bí, song cũng vừa gần gũi. Thánh đường còn có rất nhiều khung cửa kính màu vẽ các điển tích trong Kinh thánh, các khung cửa này vừa có tác dụng lấy ánh sáng vừa tạo thêm vẻ tráng lệ cho giáo đường. Không "đụng" tới bê tông cốt thép, không dấu tích của vôi vữa, nét độc đáo của kiến trúc này còn nằm ở chỗ tất cả các bức tường đều được xây bằng đất trộn rơm - kiểu làm nhà phổ biến của người miền Trung, và dù gần một thế kỷ trôi qua nhưng thánh đường vẫn vững vàng, chưa có dấu hiệu nào xuống cấp. Chưa kể những dãy ghế gỗ sắp thẳng tăm tắp bên trong cũng góp phần tạo thêm chiều sâu cho không gian trang nghiêm, mang đến cảm giác an bình cho du khách khi dừng chân cầu nguyện và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính bao quanh.

Cũng như nhiều du khách khác từng đặt chân đến đây, ấn tượng đọng lại về "báu vật" ngay giữa thị xã Kon tum cũng thật khó quên đối với chúng tôi. Giữa vùng Tây Nguyên nắng gió với bầu trời xanh thẳm, giữa âm vang núi rừng, bỗng vang lên tiếng chuông nhà thờ - tiếng chuông như gợi cho du khách nỗi nhớ về mảnh đất Kon tum, về một không gian thâm trầm, thánh thiện của ngôi nhà thờ Gỗ "có một không hai" tại Việt Nam.


mangdulich

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hồ Noong - chốn bồng lai của Hà Giang
Đây là hồ rất nông, cách thị xã Hà Giang chừng 17 km. Mùa mưa có thể đi thăm hồ bằng bè còn mùa khô thì nước nông đến nỗi chỉ có thể đứng trên bờ chụp ảnh
29/04/2009
“Cấm Sơn” một kỳ quan trong lòng thị xã
HGĐT- Không phải thị xã nào cũng được thiên nhiên ban tặng cho một địa thế đẹp như vậy. Thị xã Hà Giang đã được sự ưu ái đến hậu hĩnh, ngay giữa lòng thị xã “Cấm Sơn” nổi lên như một kỳ quan thiên nhiên kỳ vĩ. “Cấm Sơn” thuộc phường Nguyễn Trãi.
29/04/2009
Đánh giá thực trạng và bàn giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú, nhà hàng trên địa bàn tỉnh
HGĐT- Sáng 27.5, UBND tỉnh, Sở VH - TT&DL đã tổ chức Hộinghị đánh giá thực trạng và bàn giải pháp nâng cao chất lượng cơ cở lưu trú, nhà hàng trên địa bàn tỉnh,năm 2009.
28/05/2009
Khởi sắc khu du lịch sinh thái Nậm An
HGĐT- Được ra mắt vào tháng 10.2008, Nậm An là khu du lịch sinh thái đầu tiên trên địa bàn huyện và cũng là một trong những mô hình xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước của huyện Bắc Quang.
27/05/2009