Du lịch cộng đồng - tiềm năng và giải pháp phát triển bền vững

16:56, 18/07/2008

(HGĐT)- Thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Giang nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ như đỉnh Tây Côn lĩnh, thác Thí, thác Bay, Thạch nhũ đôi, Cổng trời Quản Bạ, đỉnh Mã Pì Lèng, khu du lịch Tam Sơn cùng nhiều thác ghềnh, hanh động nổi tiếng...


 
 Sản phẩm lanh thêu của HTX lanh Lùng Tám (Quản Bạ) được du khách trong và ngoài nước rất ưa chuộng.

Tỉnh ta còn có cả một kho tàng văn hoá phong phú của 23 dân tộc anh em cùng sinh sống, đặc biệt có những dân tộc rất ít người như: Pu Péo, Pà Thẻn, Cờ Lao, La Chí, Lô Lô… Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc trưng độc đáo, được thể hiện qua các phong tục tập quán, lễ hội... Đây không chỉ là niềm tự hào của riêng đồng bào các dân tộc tỉnh ta mà còn là niềm tự hào chung của cả đất nước. Đặc biệt đến Hà Giang, du khách đều muốn ghé thăm chợ tình Khâu Vai - nơi hò hẹn của những đôi trai gái, đôi lứa yêu nhau và cả của những người đã từng yêu nhau mà không lấy được nhau, nơi còn được gọi bằng cái tên thật đẹp “chợ tình Phong lưu”. Điều hấp dẫn du khách đến Hà Giang còn ở những đặc sản như: Cam sành (Bắc Quang); mận hậu (Xín Mần); đào, lê (Đồng Văn), chè San tuyết (Hoàng Su Phì) và nhiều loại dược liệu quý hiếm mà chỉ tỉnh ta mới có như: Đỗ trọng, xuyên khung, hoàng tinh, tam thất. Thắng cố, bò khô, cháo ấu tẩu, lơ quẩy... là những món đặc sản nổi tiếng. Với tài nguyên du lịch phong phú, cho thấy đây chính là thế mạnh để tỉnh ta phát triển loại hình du lịch cộng đồng.


Từ những năm 2006 trở về trước, tỉnh ta đã có một số làng dân tộc thiểu số được các công ty lữ hành đưa khách đến tham quan và được khách du lịch đánh giá cao về loại hình du lịch cộng đồng. Song hình thức du lịch này mới chỉ tự phát, chưa được quy hoạch, quản lý và cũng chưa có sự hướng dẫn để người dân cùng tham gia khai thác, bảo tồn tài nguyên du lịch của địa phương và đem lại hiệu quả kinh tế. Xác định “Văn hoá các dân tộc là tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng, là hướng đột phá cho phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh”, thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 10.4.2006 của BCH Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển du lịch đến năm 2015 và cụ thể hoá Chương trình hành động số 35/CTHĐ-UB ngày 14.8.2006 của UBND tỉnh về “Xây dựng các Làng văn hoá du lịch cộng đồng để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc”. Việc xây dựng các Làng du lịch cộng đồng, chắc chắn sẽ tạo thêm sản phẩm du lịch phong phú, hấp dẫn cho du lịch Hà Giang. Kết quả từ khi triển khai cho đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 25 Làng văn hoá du lịch cộng đồng, trong đó đã có 16 làng ra mắt và đi vào hoạt động. Tổng mức đầu tư từ các nguồn vốn cho các làng văn hoá du lịch cộng đồng là 6.711 triệu đồng.


Có thể khẳng định, chủ trương phát triển các Làng văn hoá du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan. Việc xây dựng Làng du lịch cộng đồng đã đem lại sự đổi thay theo hướng tích cực đối với các làng bản, nhận thức của cán bộ và người dân về du lịch nói chung và du lịch cộng đồng từng bước được nâng lên. Người dân đã hiểu được ý nghĩa của việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển kinh tế, ý thức bảo tồn văn hoá, bảo vệ tài nguyên du lịch được hình thành và củng cố. Qua đó nhiều gia đình đã chủ động và tham gia hiệu quả vào các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương như: Cải tạo nhà ở, mua sắm trang thiết bị tối thiểu để phục vụ và đón khách du lịch tham quan, lưu trú. ý thức sống vệ sinh, làm đẹp cảnh quan làng bản được nâng lên, các công trình vệ sinh đã được xây dựng thay thế cho công trình vệ sinh truyền thống. Thông qua các lớp tập huấn, người dân trong thôn bản đã có được những kỹ năng cơ bản phục vụ, khai thác, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và bước đầu một số làng đã thu hút được lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan lưu trú. Theo số liệu thống kê của các địa phương cho thấy, đến 31.12.2007, thôn Tha, xã Phương Độ (thị xã Hà Giang) có 1,102 lượt khách, doanh thu đạt 38,61 triệu đồng; thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện (thị xã Hà Giang) có 625 lượt khách, doanh thu đạt 28,75 triệu đồng; thôn Bản Tuỳ, xã Ngọc Đường có 524 lượt khách, doanh thu 28,5 triệu đồng và thôn Bục Bản (Yên Minh) có trên 2,251 lượt khách và doanh thu là 95,86 triệu đồng… Đặc biệt một số địa phương đã có sản phẩm cung cấp cho thị trường hàng lưu niệm phục vụ cho khách du lịch như các sản phẩm của Hợp tác xã dệt lanh Hợp Tiến, xã Lùng Tám (Quản Bạ); mây tre đan ở Bắc Quang, Vị Xuyên; rượu ngô Thanh Vân, rượu Nàng Đôn, Hoàng Su Phì; trang phục của đồng bào dân tộc Lô Lô, dân tộc Pà Thẻn. Bên cạnh những kết quả thì một số cũng bộc lộ như: Việc lựa chọn, xây dựng Làng du lịch chưa có sự gắn kết và phối hợp tốt giữa ngành, các đơn vị lữ hành với chính quyền địa phương. Do vậy, một số làng được lựa chọn để xây dựng Làng du lịch đã không đảm bảo được các tiêu chí nhất là tiêu chí về tính truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc, hoặc không đảm bảo về yếu tố môi trường… Hầu hết các Làng du lịch hiện mới chỉ đón khách du lịch đến tham quan và có thể phục vụ ăn uống chứ chưa đủ điều kiện để khách lưu trú qua đêm. Công tác tuyên truyền về môi trường chưa được thường xuyên, vệ sinh môi trường chưa trở thành ý thức chung của cộng đồng. Đặc biệt kinh phí để triển khai xây dựng du lịch cộng đồng còn hạn chế, đầu tư hỗ trợ dàn trải, thiếu tính tập trung, đó là những khó khăn thách thức mà ngành Du lịch tỉnh cần phải xem xét trong những năm tiếp theo.


Để phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững, góp phần tích cực vào XĐGN, chúng ta cần phải có những giải pháp đồng bộ trong thời gian tới như: Lựa chọn, quy hoạch và phát triển các Làng du lịch cộng đồng có đầy đủ các yếu tố về cảnh quan sinh thái, đảm bảo an toàn, an ninh để đầu tư xây dựng; đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở, chú trọng đến các điểm, các làng bản nằm trên các tua, tuyến du lịch chính của tỉnh phù hợp với tâm, sinh lý của du khách... Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch, đặc biệt là đội ngũ thuyết minh viên và nhân viên phục vụ tại các thôn bản. Hoàn thiện chiến lược tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch sinh thái cộng đồng tạo điều kiện cho du khách khám phá bản sắc văn hoá phong phú trong phong cảnh tự nhiên nguyên sơ của các bản làng dân tộc cũng như góp phần vào giữ gìn và phục hồi các ngành nghề thủ công truyền thống, các nét văn hoá đặc sắc của mỗi dân tộc, góp phần vào bảo vệ môi trường và tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân...


Phan Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đến Phú Quốc ngắm bãi biển đẹp nhất thế giới
Với bãi Dài hoang sơ đẹp số một thế giới (theo bình chọn của Concierge.com), nước biển xanh màu ngọc bích, cát vàng óng ánh, và những chú chó lưng xoáy độc đáo... Phú Quốc hứa hẹn là điểm đến trong nước "hót" nhất hè này.
30/05/2008
Hồ Núi Cốc - Vẻ đẹp huyền thoại
Núi Cốc là tên gọi một vùng đất, vùng hồ thẫm đẫm chất huyền thoại về câu chuyện tình thuỷ chung giữa nàng Công, chàng Cốc. Họ yêu nhau nhưng không thành, một người ra đi nước mắt chảy thành sông, người kia chờ đợi mỏi mòn hoá thành núi.
27/06/2008
Nên tổ chức Năm Du lịch theo chủ đề
Hội nghị có sự tham gia, đóng góp ý kiến của đại diện các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, các Sở VH,TT&DL đã tổ chức và sẽ tổ chức năm du lịch (NDL), đại diện các cơ quan báo chí. Sau Hội nghị này, Bộ VH,TT&DL sẽ tiếp tục tập hợp các ý kiến đóng góp trình Chính phủ.
26/06/2008
Huyền ảo hồ Lăk
Không chỉ là nguồn lợi lớn về làm thủy sản của Tây Nguyên, hồ Lăk còn là điểm đến quyến rũdu khách. Hồ rộng 500 ha nằm giữa đại ngàn, hình thành một vùng đa dạng sinh thái rộng lớn đang được bảo tồn.Hồ Lăk là điểm nhấn của Tây Nguyên đẹp và thơ mộng …
25/06/2008