Để du lịch Hà Giang ấn tượng từ những dãy phố, tên đường

17:38, 18/01/2008

(HGĐT)- Với nhiều chiến lược quảng bá, chào đón khách du lịch, Hà Giang đã và đang trở thành điểm đến nhiều hứa hẹn khám phá của khách du lịch trong và ngoài nước.


Cầm trên tay tấm bản đồ du lịch Hà Giang, du khách không khỏi háo hức tìm kiếm thông tin về các tua du lịch, các địa danh cần tham quan... mà trước hết là phố thị Hà Giang nhỏ bé xinh xắn. Thị xã Hà Giang rất nhỏ, với 5 trục đường chính: Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Minh Khai, Trần Hưng Đạo, trong đó có 3 tên đường gắn với 3 tên phường. Nhưng quả thực tìm kiếm mãi vẫn không thấy tên một vị anh hùng hay nhân vật lịch sử nào của vùng đất biên cương Tổ quốc này được đặt cho các con đường, tên phố. Hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển, Hà Giang đã có các anh hùng tiêu biểu cho các thời kỳ đấu tranh cách mạng như: Sùng Dúng Lù, Nguyễn Hồng Cao, Lộc Viễn Tài, Nguyễn Văn Chiến... Thiết nghĩ đặt tên đường, tên phố mang tên các anh hùng tiêu biểu có công đóng góp lớn đối với quê hương là việc nên làm, vừa để tôn vinh các anh hùng vừa để giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ mai sau. Tuy nhiên, việc dùng tên các danh nhân văn hóa, các anh hùng lịch sử đặt cho tên các tuyến đường là điều cần phải bàn thêm: Tên các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa lớn nên đặt cho các tuyến đường chính. Tại Hà Giang, đường Nguyễn Du - mang tên một danh nhân văn hóa thế giới và dân tộc lại được đặt cho một tuyến đường nhỏ, khuất chạy men theo bờ sông Lô; đường Lê Quý Đôn - tên một vị bác học nổi tiếng được đặt cho một nhánh đường nhỏ, khiêm tốn bên tuyến đường Hữu Nghị rất lớn. Thêm nữa, việc đặt tên đường cũng nên qui ước như thế nào cho tiện khi tuyến đường Lý Tự Trọng (người dân quen gọi đường chân núi) lại chạy dọc hết chiều dài thị xã, thậm chí còn gấp khúc rất khó tìm.


Thị xã Hà Giang chưa phát triển sầm uất như nhiều thành phố, đô thị khác; chúng ta không có được nét cổ kính thanh lịch như Hà Nội với những dãy phố, tên đường đi vào thơ ca nhạc họa; chúng ta không có được sự ưu ái của thời tiết như Đà Lạt để có những con đường mang tên các loài hoa đẹp đặc trưng riêng có của Đà Lạt, nhưng chúng ta có thể tạo cho thị xã những nét riêng ấn tượng bằng cách tạo ra những tuyến phố, với những loài cây đặc trưng hợp khí hậu của miền quê biên giới như trồng các loài cây sở, cây đào, cây ban đỏ, cây trẩu... và những con đường mang tên những anh hùng mà người dân Hà Giang mỗi khi giới thiệu cho bạn bè đều cảm thấy thân thương, tự hào.


Nguyễn Thị Duyến (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Du lịch Việt Nam đang tìm lại chính mình
Du lịch VN tiếp tục được thế giới đánh giá là 1 trong 20 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Cũng vừa tròn 1 năm VN trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
30/12/2007
Tự hào “Quê đá”
(HGĐT)- Cao nguyên Đồng Văn bao gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Đây là cao nguyên độc nhất vô nhị ở Việt Nam vì có đến hơn 90% diện tích trong tổng số khoảng 2300km2 là núi đá vôi, chính vì vậy cao nguyên Đồng Văn còn được gọi với các tên khác là Cao nguyên đá.
30/10/2007
Hà Giang nỗ lực phát triển du lịch
(HGĐT) Lượng khách du lịch đến Hà Giang, trong năm 2007, đạt gần 164 ngàn lượt người, trong đó khách nước ngoài trên 32 ngàn lượt người, doanh thu dịch vụ du lịch đạt 132 tỷ đồng, vượt 2 tỷ đồng so với kế hoạch và tăng 27 tỷ đồng so với năm 2006…
28/12/2007
Vùng du lịch kỳ thú
Sa Pa - tiếng Quan thoại gọi Sa Pả, nghĩa là bãi cát, người phương Tây phát âm không có dấu nên thành Sa Pa. Được phát hiện năm 1903, vùng du lịch Sa Pa luôn là nơi hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi khí hậu trong lành, mát mẻ và phong cảnh thơ mộng, vẻ đẹp quyến rũ. Đây còn là nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho những nghệ sỹ, thi sỹ về vùng đất luôn ẩn chứa bao điều
28/11/2007
  • Combo vé công viên & buffer xứ rồng sun win