Mạnh dạn đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch

17:37, 26/11/2007

(HGĐT)- Năm 2007, được sự quan tâm của T.Ư, của tỉnh, với cơ chế chính sách thông thoáng, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng hòa nhập với cơ chế thị trường, mạnh dạn đầu tư khai thác tiềm năng phát triển du lịch.


 

Du lịch sinh thái đến các bản làng ở huyện Hoàng Su Phì - loại hình được du khách nước ngoài ưa chuộng.


Với thế mạnh của tỉnh ta là khai thác, phát triển loại hình du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng, thám hiểm, khám phá tự nhiên... cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, tỉnh ta đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng, nâng cấp và làm mới đường giao thông các điểm du lịch như: Đường du lịch quanh hồ Quang Minh (Bắc Quang), đường du lịch Quảng Ngần, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên); Dự án khu vui chơi giải trí Suối Tiên, Khu du lịch leo núi Cấm (TXHG)... Hàng loạt khu du lịch sinh thái được đầu tư nâng cấp tạo ra bức tranh du lịch khá sống động như Phố cổ Đồng Văn, Khu di tích nhà Vương, Cột cờ Lũng Cú (Đồng Văn); Làng du lịch văn hóa thôn Tha (xã Phương Độ-TXHG); Làng Văn hóa dân tộc Lô Lô (xã Lũng Cú); Làng Văn hóa du lịch dân tộc Mông hoa (xã Sủng Là-Đồng Văn); bãi đá cổ Nấm Dẩn (Xín Mần); Khu du lịch sinh thái PanHou (Hoàng Su Phì), du thuyền trên sông Gâm (Bắc Mê)... thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm nay, lượng khách du lịch đến Hà Giang tăng 59,8%; khách Việt Nam sang Trung Quốc qua Cửa khẩu Quốc gia Thanh Thủy tăng gấp 3 lần so với năm 2006; doanh thu du lịch dịch vụ tăng 48,4% so với cùng kỳ năm 2006. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch đã được hình thành và phát triển. Hiệu suất sử dụng phòng, nhất là các cơ sở lưu trú trên địa bàn thị xã Hà Giang, huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Mèo Vạc, Đồng Văn công suất sử dụng phòng bình quân đạt 70%. Hiện nay, toàn tỉnh có 78 cơ sở lưu trú, trong đó có 32 khách sạn, 36 nhà nghỉ, 10 nhà khách (trong đó 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 8 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, 59 cơ sở đạt tiêu chuẩn tối thiểu và 10 nhà khách).

 

Song song với việc củng cố, nâng cao, đầu tư mới các khu du lịch đã có để thu hút đông đảo du khách đến với Hà Giang, hoạt động xúc tiến du lịch luôn được chú trọng. Các doanh nghiệp của tỉnh đã tích cực tham gia các Hội chợ thương mại-du lịch trong nước cũng như quốc tế để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, du lịch Hà Giang. Đồng thời phát triển mạnh mạng lưới du lịch, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã bước đầu phát huy có hiệu quả về khai thác khách du lịch trong và ngoài nước, tạo nguồn khách cho các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh.

 

Tuy nhiên việc khai thác về du lịch của tỉnh ta chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu là mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh đã được đầu tư xây dựng, nhưng đường giao thông tới các xã còn nhiều khó khăn, một số huyện vùng sâu, nhất là các huyện phía Tây của tỉnh như Hoàng Su Phì, Xín Mần thường bị ách tắc trong mùa mưa bão. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành vừa thiếu, vừa yếu, hoạt động còn nhiều hạn chế, còn thiếu vốn trong công tác đầu tư, kinh doanh. Trình độ, năng lực của đội ngũ làm công tác du lịch cũng hạn chế. Hệ thống cơ sở vật chất dành cho du lịch, chất lượng các dịch vụ và sản phẩm hàng hóa chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao...

 

Để du lịch Hà Giang thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển KT-XH, nhanh chóng đưa Hà Giang trở thành một tỉnh giàu, đẹp, trong thời gian tới, ngành Thương mại-Du lịch tỉnh ta sẽ tập trung đầu tư phát triển các điểm du lịch, các loại hình du lịch đặc thù trên địa bàn, phối hợp với các tỉnh bạn trong khu vực xây dựng đề án nối tuyến du lịch trong khu vực miền núi trung du Bắc Bộ. Khai thác tốt thị trường khách quốc tế, nhất là khách du lịch của nước bạn Trung Quốc;đồng thời đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cấp các làng văn hóa du lịch truyền thống gắn với xây dựng thương hiệu các sản phẩm du lịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch với nhiều hình thức phong phú nhằm khuyến khích khách du lịch trong và ngoài nước đến với Hà Giang, không ngừng nâng cao hơn nữa đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý du lịch, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay...


Minh Tâm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tự hào “Quê đá”
(HGĐT)- Cao nguyên Đồng Văn bao gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Đây là cao nguyên độc nhất vô nhị ở Việt Nam vì có đến hơn 90% diện tích trong tổng số khoảng 2300km2 là núi đá vôi, chính vì vậy cao nguyên Đồng Văn còn được gọi với các tên khác là Cao nguyên đá.
30/10/2007
VN lọt vào nhóm 20 điểm du lịch được yêu thích nhất
Lần đầu tiên Việt Nam đã lọt vào danh sách 20 điểm đến du lịch được yêu thích nhất năm 2007 theo khảo sát của tạp chí du lịch Conde Nast Traveller - một trong những tạp chí nổi tiếng dành cho giới thượng lưu trên thế giới.
27/09/2007
2007: năm phát triển du lịch chống đói nghèo
Với tốc độ phát triển đáng kể 4%/năm của du lịch thế giới và ngành này đã chứng tỏ là nguồn lực xóa bỏ đói nghèo hiệu quả, giúp phát triển bền vững, LHQ đã quyết định lấy năm 2007 là Năm phát triển du lịch chống đói nghèo.
24/10/2007
Huyện Hoàng Su Phì tổ chức thành công Lễ hội xúc tiến Du lịch năm 2007
(HGĐT)- Từ 19 - 21.10, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự bảo trợ của 2 sở Văn Hoá - Thông Tin, Thương mại – Du lịch tỉnh, huyện Hoàng Su Phì đã phối hợp cùng với Công ty TNHH khám phá Khánh Hoà đã tổ chức thành công Lễ hội xúc tiến Du lịch năm 2007 của huyện tại xã Thông Nguyên.
23/10/2007