Thị xã Hà Giang đẩy mạnh phát triển du lịch

17:09, 15/08/2007

(HGĐT)- Là trung tâm chính trị kinh tế - văn hoá của tỉnh, thị xã Hà Giang còn được coi là nơi giao lưu kinh tế giữa các huyện trong tỉnh. Được thiên nhiên ưu đãi và ban tặng cho nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp như Sông Lô, Sông Miện chảy giữa thị xã, hai bên bờ có Núi Cấm, Núi Mỏ Neo bao bọc.


                      
                              Khách sạn Hoàng Anh. Ảnh: Tuấn Anh                            

Trung tâm thị xã có Công viên Cây xanh và Quảng trường 26/3, nơi cách đây 41 năm Bác Hồ đứng nói chuyện với đồng bào các dân tộc Hà Giang và là vùng đất giàu bản sắc văn hóa.

 

Trong những năm qua, dịch vụ, du lịch của thị xã đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của thị xã. Công tác xúc tiến du lịch được đẩy mạnh thông qua các hội chợ triển lãm, giới thiệu, quảng bá về du lịch đã được đẩy mạnh, đặc biệt về hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực thương mại du lịch. Những năm qua, thị xã Hà Giang đã cử nhiều đoàn cán bộ sang thăm và làm việc với châu Văn Sơn (Trung Quốc) nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển dịch vụ, du lịch, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên hợp tác toàn diện hơn trong lĩnh vực khai thác du lịch, dịch vụ. Gần đây, khách du lịch có nhu cầu tham quan, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm đã không ngừng tăng lên, đây chính là cơ hội để thị xã phát triển các loại hình du lịch này. Song thực tế, du lịch của thị xã hiện mới đang ở giai đoạn đầu, điểm xuất phát thấp. Vốn đầu tư cho du lịch còn ở mức khiêm tốn và chưa đồng bộ, nên có những khu du lịch đã đầu tư nhưng còn kéo dài như dự án khu du lịch Núi Cấm, Suối Tiên, Công viên nước Hà Phương... Hiện trên điạ bàn thị xã mới có 3 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, bao gồm 1 chi nhánh và 2 doanh nghiệp nhà nước. Với 36 cơ sở lưu trú du lịch của các thành phần kinh tế, trong đó có 6 khách sạn 1 sao, 1 khách sạn 2 sao và 29 khách sạn đạt các tiêu tiêu chuẩn tối thiểu. Nhìn chung thị xã còn thiếu những khách sạn quy mô lớn, dịch vụ cao để đáp ứng nhu cầu của khách. Về khách du lịch, hàng năm ngoài khách trong nước, khách du lịch quốc tế đến thị xã chủ yếu là từ Trung Quốc và thị xã qua đường cửa khẩu Thanh Thủy bằng giấy thông hành biên giới, với lượng khách khoảng trên 30.000 lượt người mỗi năm và phần lớn là khách tự do không đi theo chương trình của các đơn vị lữ hành nên rất khó khăn cho công tác quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ, du lịch. Về các điểm và dự án đã và đang được đầu tư phục vụ cho du lịch bao gồm: Công viên nước Hà Phương; Khu du lịch Bồng Lai, khu du lịch Thể thao Hà Yên, suối tiên, Núi Cấm cùng các làng văn hoá du lịch dân tộc Tày thôn Tha, xã Phương Độ; Bản Tùy, xã Ngọc Đường và thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện. Ngoài ra một số dự án mới đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư như: Dự án du lịch Núi Cấm, Dự án điểm vui chơi giải trí suối Tiên, Dự án Công viên du lịch sinh thái tổ 9 phường Quang Trung và Dự án khu du lịch sinh thái bảo tồn đa dạng sinh học núi Mỏ Neo.

 

Xác định dịch vụ, du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế của thị xã trong những năm tới, BCH Đảng bộ thị xã đã ra Nghị quyết chuyên đề số: 06- NQ/TU ngày 20/1/2007 về phát triển dịch vụ, du lịch đến năm 2010. Với mục tiêu tập trung khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, phong cảnh thiên nhiên và nét văn hoá độc đáo của các dân tộc. Đồng thời huy động các nguồn lực để phát triển toàn diện về dịch vụ, du lịch với hình thức vừa đầu tư vừa khai thác. Đồng thời đẩy mạnh và phát triển đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, du lịch, gắn du lịch với hoạt động dịch vụ, như chợ, lễ hội văn hoá, lễ hội truyền thống trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2010 và định hướng 2020. Hiện thị xã đã hoàn thành quy hoạch tổng thể du lịch đối với trung tâm thị xã bao gồm: Khu du lịch Núi Cấm, Mỏ Neo, Suối Tiên, và các làng Văn hoá du lịch cộng đồng dân tộc Tày, đồng thời phối hợp với Phòng quản lý du lịch, Sở Thương mại - Du lịch xây dựng các tuor, tuyến du lịch với các huyện trong tỉnh và, tỉnh bạn. Với mục tiêu phát triển du lịch của thị xã giai đoạn 2007 - 2010 có tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm, doanh thu đạt 55 tỷ đồng và đến năm 2010 đạt trên 110 tỷ đồng và lượng khách du lịch đến thị xã Hà Giang đạt trên 300.000 lượt người và để đến năm 2010 thị xã sẽ có từ 40 cơ sở lưu trú trở lên, trong đó có 1 hoặc 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, từ 3 khách sạn 2 sao trở lên đạt và có từ 1-2 siêu thi. Phấn đấu 70 % lao động trong lĩnh vực này qua bồi dưỡng đào tạo. Củng cố và khai thác có hiệu quả các làng văn hoá du lịch dân tộc Tày để thu hút khách du lịch và xúc tiến xây dựng khu trung tâm Hội chợ triển lãm đường 19/5, khu dạo bộ lâm viên Hà Sơn để đưa vào sử dụng và khai thác trong năm 2008, đồng thời kêu gọi các tổ chức cá nhân, các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nâng cấp, xây dựng mới các nhà hàng, khách sạn, siêu thị phục vụ cho du lịch.

 

Để đạt được mục tiêu trên, cũng như khai thác có hiệu quả về tiềm năng, thế mạnh về du lịch, thị xã mong muốn tỉnh cũng như các sở, ban, ngành tiếp tục tạo điều kiện, đầu tư về hạ tầng cơ sở để trong tương lai, du lịch không chỉ là ngành kinh tế quan trọng của thị xã mà còn là địa bàn quan trọng và là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.


Phan Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Căng Bắc Mê
(HGĐT)- Căng Bắc Mê một di tích lịch sử nằm trên địa phận bản Sáp, xã Yên Phú, huyện Bắc Mê, ở điểm cuối quốc lộ 34 Hà Giang – Bắc Mê. Di tích tựa lưng vào đỉnh Pu Luông, Phia Khao, dưới tán rừng tếch cổ thụ.
30/07/2007
Hà Giang vùng đất giàu tiềm năng du lịch
(HGĐT)- Là tỉnh miền núi cực Bắc của Tổ quốc, có đường biên dài 274 km giáp với Trung Quốc; điều kiện địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi cao, suối sâu tạo nên phong cảnh núi non hùng vĩ, những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn và những hàng động kỳ thú; nơi sinh sống của 22 dân tộc, trong đó có nhiều dân tộc thiểu số còn giữ được bản sắc văn hoá phong phú và nguyên sơ...
30/06/2007
Nét độc đáo trên trang phục của phụ nữ Pà Thẻn
Ở nước ta, dân tộc Pà Thẻn có khoảng6 nghìn người, sống chủ yếu ở 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Văn hóa vật chất, tinh thần của người Pà Thẻn có nhiều nét khác biệt so với các dân tộc thiểu số khác trong vùng như Tày; Nùng, Dao, Mông... Khác biệt rõ nét nhất là trang phục của người phụ nữ. Mặc dù sinh sống ở vùng thấp, tiếp xúc nhiều với văn hóa miền xuôi, phụ nữ Pà Thẻn
26/06/2007
Du lịch Hà Giang : Sẽ không chỉ là tiềm năng
Hà Giang là tỉnh miền núi cực Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới Việt - Trung dài 274km. Đây là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng, nhiều thắng cảnh ngoạn mục, hùng vĩ; có 22 dân tộc sinh sống, với những nét văn hóa đậm đà bản sắc. Với sự cố gắng của chính quyền và nhân dân, Hà Giang đang dần trở thành điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước.
24/07/2007