Nét độc đáo trên trang phục của phụ nữ Pà Thẻn

09:40, 26/06/2007

Ở nước ta, dân tộc Pà Thẻn có khoảng6 nghìn người, sống chủ yếu ở 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Văn hóa vật chất, tinh thần của người Pà Thẻn có nhiều nét khác biệt so với các dân tộc thiểu số khác trong vùng như Tày; Nùng, Dao, Mông... Khác biệt rõ nét nhất là trang phục của người phụ nữ. Mặc dù sinh sống ở vùng thấp, tiếp xúc nhiều với văn hóa miền xuôi, phụ nữ Pà Thẻn vẫn giữ trang phục truyền thống riêng.


 
                  Thiếu nữ Pà Thẻn
Trang phục của phụ nữ Pà Thẻn nổi bật bởi cách dùng màu đỏ tươi, bao gồm áo, váy, thắt lưng, khăn... vì thế mà các dân tộc xung quanh gọi họ là Mèo Đỏ. Họ dùng một loại áo cho cả bốn mùa, ngày thường cũng như ngày hội, có tên là Ke ơ pơ. áo được may không cổ, khi mặc hai thân vắt chéo nhau, thân sau dài hơn thân trước. Màu chủ đạo là màu đỏ, có pha với một số màu khác như màu trắng bằng cách ghép vải hoặc dệt thành các đường kẻ sọc. Hình thức trang trí của áo được kết hợp giữa thêu và ghép vải để phối màu, tạo nên nét hoa văn sặc sỡ nhưng thanh thoát, có phong cách riêng biệt. Váy áo của phụ nữ Pà Thẻn được gọi là két tanh. Đó là loại váy hở, được chia thành các phần theo thứ tự: Hai phần ngoài là vải đen, không trang trí hoa văn, khi mặc, hai phần này sẽ được vắt chồng lên nhau về phía sau, đuôi áo che khuất. Tiếp đến là phần được trang trí nhiều, thường được ghép giữa nhiều loại vải đỏ, trắng, xen kẽ những dải thêu hoa văn. Phần ở giữa được chia làm hai mảng, nửa trên để nền đen không trang trí, nửa dưới màu đỏ và có thêu hoa văn. Ngoài ra còn có dây lưng màu đen hoặc trắng. Trong sinh hoạt hằng ngày họ dùng dây lưng màu đen cho sạch sẽ, thuận tiện, chỉ trong dịp lễ, tết mới dùng dây lưng màu trắng.

 

Đi cùng với váy, áo, phụ nữ Pà Thẻn còn vấn khăn. Đây là nét độc đáo nhất. Khăn quấn tóc thể hiện truyền thống để tóc dài của phụ nữ. Khăn thường có hai loại, khăn trong (ke sọ) và khăn ngoài (sừ chỉ). Khăn trong được làm bằng vải tự dệt, nhuộm chàm và rất dài, từ 3,5-5 mét, rộng khoảng 30cm. Khi vấn, khăn trong được gấp nhỏ khoảng 5cm, quấn nhiều vòng quanh đầu, tạo thành một vành rộng. Khăn ngoài được làm bằng vải thổ cẩm màu đỏ dệt xen kẽ sọc trắng để tạo sự tương đồng với bộ trang phục đỏ, trắng, có chiều dài ngắn hơn, rộng hơn, để bọc lớp khăn trong. Phụ nữ Pà Thẻn khi vấn khăn giống như đang đội nón quai thao, chỉ khác là màu sắc sặc sỡ và được làm bằng vải. Phụ nữ có gia đình thường tết tóc đuôi sam, vấn khăn quanh đầu thành vòng và lấy kẹp ba lá ghim lại. Các cô gái chưa chồng cặp tóc đằng sau theo kiểu đuôi gà làm duyên...

 

Ngày nay, phụ nữ Pà Thẻn ở các xã Tân Trịnh, Tân Bắc (huyện Quang Bình, Hà Giang) đã ăn mặc thuận tiện hơn: váy đen và áo sơ mi may sẵn. Tuy nhiên, mỗi khi xuống chợ hay đi chơi hội, lễ, tết, bộ váy áo truyền thống không thể thiếu trong trang phục của người Pà Thẻn, đặc biệt là khi cô dâu về nhà chồng.


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tiềm năng du lịch và những giải pháp phát triển TM-DV-DL ở Quản Bạ
(HGĐT)- So với một số huyện trong tỉnh, Quản Bạ là huyện được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, cảnh quan, sản vật... làm nền tảng cho việc phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ một cách bền vững.
27/04/2007
Năm du lịch Quốc gia 2008 sẽ khai mạc vào 21/2/2008
Hôm qua, 23/5, Ban tổ chức Năm du lịch quốc gia “Mekong - Cần Thơ 2008” đã có kết luận thống nhất chọn 21/02/2008 và 31/12/2008 là ngày tổ chức Lễ công bố và Lễ bế mạc Năm du lịch quốc gia 2008.
25/05/2007
Thử một lần đến với chợ phiên Hoàng Su Phì (Hà Giang)
Nằm dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh hùng vĩ, chợ phiên Hoàng Su Phì (Hà Giang) họp vào ngày chủ nhật hàng tuần. Hàng hóa trao đổi trong phiên chợ là những vật phẩm trong sinh hoạt hằng ngày như thực phẩm, rau quả, vải vóc, chỉ thêu, vật dụng làm nương rẫy...
23/05/2007
Hoa Ban theo chiều dài Tây Bắc
Suốt chặng hành trình từ Sơn La tới Điện Biên, du khách thả tầm mắt theo những cánh rừng, nơi những cây ban đang tấu hết mình khúc nhạc mùa xuân của núi rừng Tây Bắc bằng một mùa hoa đang ở kỳ sung sức.
19/04/2007