Đặt nền móng cho phát triển du lịch bền vững

13:48, 15/06/2007

(HGĐT)- Những năm qua, tỉnh ta đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy phát triển du lịch. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh.


     
          Làng văn hoá du lịch thôn Tha, xã Phương Độ (thị xã Hà Giang)
          Ảnh: Minh Tâm


Mặc dù vậy, có thể khẳng định những giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch đã triển khai cùng những kết quả ban đầu đạt được đã trở thành nền móng vững chắc cho phát triển du lịch một cách bền vững trong tương lai.

 

Tỉnh ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, đó là những nét rất riêng về cảnh quan thiên nhiên và sắc thái văn hoá đặc sắc của 22 dân tộc anh em. Đó là cao nguyên đá Đồng Văn với những dãy núi đá tai mèo trùng điệp hiểm trở; những cánh rừng nguyên sinh với hệ thảm thực vật, động vật phong phú; hệ thống sông, suối đẹp, những hang động kỳ bí quyến rũ; làng bản thanh bình ẩn chứa trong đó sắc thái văn hoá riêng, độc đáo được thể hiện trên nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày và qua những lễ hội văn hoá của từng dân tộc…Với các yếu tố tự nhiện thuận lợi kết hợp cùng những giá trị văn hoá truyền thống, Hà Giang có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch: Du lịch văn hoá; du lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch mạo hiểm; tham quan di tích lịch sử văn hoá, lễ hội...

 

Từ những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, tỉnh ta xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, nhân tố quan trọng trong việc đưa tỉnh ta thoát khỏi tỉnh nghèo và lạc hậu. Điều này được thể hiện thông qua các cghị quyết, chính sách của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về phát triển du lịch như: Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 10.4.2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển du lịch Hà Giang giai đoạn 2006 đến năm 2015; Chương trình số 35/CTHD- UB ngày 14.8.2006 của UBND tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2006- 2015 cùng nhiều quy chế, chính sách tạo điều kiện phát triển du lịch…Ngay từ năm 2003, tỉnh ta đã xây dựng quy hoạch phát triển du lịch Hà Giang giai đoạn 2003- 2010 và định hướng đến năm 2020, trên cơ sở đó, các ngành liên quan đã tiến hành quy hoạch chi tiết một số điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như: Khu du lịch trung tâm thị xã Hà Giang; khu du lịch suối khoáng Thanh Hà; khu du lịch Tam Sơn; khu du lịch cột cờ Lũng Cú, du lịch nhà Vương cao nguyên Đồng Văn; các làng văn hoá du lịch cộng đồng và quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn các huyện, thị xã. Việc quy hoạch chi tiết các cụm, điểm du lịch trên địa bàn đã góp phần giúp cho các địa phương, các doanh nghiệp có điều kiện trong việc quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cần thiết và quản lý khai thác có hiệu quả. Đồng thời đây cũng là điều kiện cần thiết để mời gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển. Công tác xúc tiến thông tin, tuyên truyền quảng bá du lịch cũng đã được ngành Thương mại- Du lịch thực hiện mạnh trong thời qua. Đã xây dựng phim quảng bá du lịch “Hà Giang điểm hẹn nơi cực Bắc”. In ấn phát hành 9.000 ấn phẩm “Hà Giang điểm hẹn nơi cực Bắc” bằng 3 thứ tiếng: Việt; Anh; Trung Quốc. Thường xuyên tuyên truyền du lịch Hà Giang trên các phương tiện thông tin đại chúng, tích cực tham gia và tổ chức các hội chợ xúc tiến thương mại du lịch trong tỉnh, trong nước. Những hoạt động này đã góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Hà Giang với du khách trong và ngoài nước, đồng thời tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh du lịch cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Cùng với đó, ngành Thương mại - Du lịch cũng đã quan tâm bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng. Đã phối hợp với trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Đại học Văn hoá mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho hơn 100 lao động trong ngành về kỹ năng quản lý du lịch, chuyên môn, kỹ năng khách sạn, nhà hàng…Đây là hoạt động có ý nghĩa bởi hầu hết các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn đều thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm, trình độ về công tác quản lý, kỹ năng hoạt động nghiệp vụ du lịch.

 

Từ những hoạt động xúc tiến du lịch mà tỉnh ta đã triển khai thực hiện trong thời gian qua đã dẫn tới những chuyển biến tích cực trong việc phát triển mạng lưới du lịch. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã có 4 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa; 78 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 31 khách sạn, 37 nhà nghỉ, 10 nhà khách với tổng số 770 phòng. Các đơn vị cũng đã đầu tư và dần hình thành các điểm du lịch như: Khu du lịch Suối tiên; Làng du lịch sinh thái Pan Hou Thông Nguyên (Hoàng Su Phì); điểm du lịch nhà Vương, cột cờ Lũng Cú; căng Bắc Mê; bãi đá cổ Xín Mần. Nổi bật nhất là các huyện cũng đã biết khai thác các giá trị văn hoá của các dân tộc sống trên địa bàn thông qua việc hình thành các làng văn hoá du lịch và khai thác các lễ hội như: Làng văn hoá du lịch thôn Tha, xã Phương Độ (thị xã Hà Giang); Lễ hội chợ tình Khau Vai (Mèo Vạc); làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân tộc Mông ở Lùng Tám (Quản Bạ)…Mạng lưới du lịch được đầu tư, các tua, tuyến du lịch trong nội tỉnh cũng đã được hình thành. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong tỉnh cũng đã có những hoạt động quảng bá đến du khách trong và ngoài nước. Những hoạt động đó đã thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước đến với Hà Giang mỗi năm một tăng.

 

Mặc dù du lịch tỉnh ta vẫn chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nguồn thu từ du lịch chưa cao nhưng những hoạt động đã triển khai và kết quả ban đầu đạt được đã tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển du lịch trong tương lai.


Khánh Toàn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngày 28-4-2007, khai mạc liên hoan du lịch Hải Phòng chủ đề "Đồ Sơn biển gọi"
Ngày 26-3 tại thị xã Đồ Sơn, UBND thành phố Hải Phòng đã tổ chức họp báo giới thiệu liên hoan du lịch Hải Phòng năm 2007 với chủ đề "Đồ Sơn biển gọi" diễn ra từ ngày 28-4 đến 01-5-2007. Dự họp báo có nhiều cơ quan báo chí Trung ương và Hải Phòng, các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng.
29/03/2007
Tiềm năng du lịch và những giải pháp phát triển TM-DV-DL ở Quản Bạ
(HGĐT)- So với một số huyện trong tỉnh, Quản Bạ là huyện được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, cảnh quan, sản vật... làm nền tảng cho việc phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ một cách bền vững.
27/04/2007
Năm du lịch Quốc gia 2008 sẽ khai mạc vào 21/2/2008
Hôm qua, 23/5, Ban tổ chức Năm du lịch quốc gia “Mekong - Cần Thơ 2008” đã có kết luận thống nhất chọn 21/02/2008 và 31/12/2008 là ngày tổ chức Lễ công bố và Lễ bế mạc Năm du lịch quốc gia 2008.
25/05/2007
Thử một lần đến với chợ phiên Hoàng Su Phì (Hà Giang)
Nằm dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh hùng vĩ, chợ phiên Hoàng Su Phì (Hà Giang) họp vào ngày chủ nhật hàng tuần. Hàng hóa trao đổi trong phiên chợ là những vật phẩm trong sinh hoạt hằng ngày như thực phẩm, rau quả, vải vóc, chỉ thêu, vật dụng làm nương rẫy...
23/05/2007