Một lần đến Đá Chông
(HGĐT)- Vào một ngày đầu mùa hè, chúng tôi có dịp tham quan khu di tích lịch sử Đá Chông, thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Một chuyến đi đầy ý nghĩa trong cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Năm 1956, Bác Hồ đến thăm Sư đoàn 316 đang diễn tập bên sông. Bác dừng chân nghỉ ăn cơm trưa ở đây, thấy khí hậu mát mẻ, địa thế hiểm trở, phong cảnh đẹp, Bác đã chọn vị trí này làm khu căn cứ của T.Ư đề phòng giặc Mỹ có thể leo thang chiến tranh ra miền Bắc. Năm 1969, sau khi Bác mất, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định đưa thi hài Bác lên đây để cất giữ và bảo quản. Đến năm 1975, thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh mới được chuyển về thủ đô, đưa vào lăng.
Mặc dù đã được nghe nhiều về nơi này, nhưng đặt chân đến thì cả đoàn chúng tôi chưa ai từng. Mọi người háo hức muốn biết thêm một nơi Bác Hồ đã từng sống và làm việc. Trước mắt chúng tôi, một hồ nước rộng lớn, với con đường nhỏ bao quanh. Chúng tôi được các chiến sỹ quân đội thuộc đơn vị K9 đón tiếp, hướng dẫn tham quan. Biết chúng tôi từ quê hương Việt Bắc đến, đồng chí hướng dẫn viên rất phấn khởi, như được tiếp người nhà. Anh hướng dẫn chúng tôi thắp hương, viếng Bác. Cả đoàn đứng lặng, kính cẩn trước đài hương. Anh giới thiệu cho chúng tôi, nơi xưa Bác chủ trì nhiều cuộc họp quan trọng. Vị trí Bác ngồi tiếp khách nước ngoài, như khách Liên Xô, khách Trung Quốc. Hai cây vàng anh do khách nước ngoài trồng giờ bóng rợp một khoảng sân, chùm hoa chiu chít tươi rói, nổi bật trên nền lá. Hoa giữ màu đến vài ba tháng, đó loài cây xanh tốt quanh năm, không rụng lá mùa đông, như Bác từng mong cho tình hữu nghị của Việt
Nơi Bác ở là căn phòng không rộng nhưng thoáng mát. Cửa sổ được chắn bằng lưới sắt để ngăn ruồi muỗi, côn trùng. Những kỷ vật đơn sơ, giản dị như đã gặp ở đâu đó: Bộ quần áo ka ki bạc màu. Đôi dép cao su mòn vẹt. Chiếc mũ cát đã ngả màu thời gian. Cả những chiếc quạt trần ra đời từ giữa thế kỷ trước, được giữ nguyên cùng năm tháng. Chúng tôi tham quan nơi bảo vệ thi hài Bác giữa những năm giặc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc. Những bức tường xây bê tông kiên cố dày đến hàng mét. Hôm nay, bên cạnh với sắt thép, bê tông là rất nhiều phong lan buông hoa tím, hoa vàng từ các vòm xanh cổ thụ.
Chúng tôi đến thăm khu Đá Chông, nơi một trưa vào năm 1956, Bác đã dừng chân ăn cơm nắm, muối vừng cùng với đồng chí Vũ Kỳ. Những cột đá mọc xiên lên trời như những cây chông đá khổng lồ, bền vững hiên ngang khí phách của người cách mạng. Nó thể hiện tượng đài của sức mạnh. Ngay dưới kia, sông Đà lặng lờ trôi, chính vùng đất sơn thủy hữu tình này đã sinh ra truyền thuyết về sức mạnh của con người chế ngự thiên nhiên: Sơn Tinh - Thủy Tinh. Sông với núi, cây với đá có gì gần gũi thân thương với Bác đến thế. Tân Trào hay Pắc Bó, Tỉn Keo hay Đá Chông, nơi nào Bác ở cũng gần sông, gần suối, có đá núi cây rừng. Đồng chí hướng dẫn viên say mê kể chuyện, nhiều đoạn anh xúc động, giọng nghèn nghẹn. Trong đoàn có người lấy khăn lau nước mắt, anh kể việc Bác quan tâm chăm sóc cho anh em cảnh vệ; nhắc mọi người bảo vệ cây rừng, không chặt phá cây bừa bãi. Nơi đây, hôm nay còn rất nhiều cây cổ thụ sum suê lá cành. Những cây ngót nghét cả trăm tuổi, rồi lý do tại sao khi xây dựng Khu di tích, không đổ bê tông đường lên khu Đá Chông, mà lại trải sỏi. Bác dặn để phát hiện, canh giữ bước chân thú rừng khi đêm về. Rồi việc công binh của Việt
Đã sang chiều, chúng tôi vẫn níu kéo đồng chí hướng dẫn viên kể về những kỷ vật của Bác. Mấy tiếng liền anh mệt nhoài, trời lạnh mà áo anh đẫm mồ hôi, anh tâm sự: Được phục vụ các chú, các anh từ vùng cao biên giới đến là một niềm vui của những người ở K9. Lúc chia tay, đồng chí trưởng đoàn thấy anh vất vả lấy một ít tiền gọi là bồi dưỡng, anh một mực không nhận, có người giải thích: Đây là tiền anh em đóng góp, anh nên nhận một chút gọi là... anh vẫn tươi cười, từ chối. Đây là trách nhiệm của chúng tôi, sống bên những kỷ vật của Bác, hằng ngày chúng tôi phải học tập, trau rồi tấm gương đạo đức của Bác, các chú, các anh thông cảm...
Chúng tôi đã đến thăm khu di tích lịch sử Tân Trào (Tuyên Quang), Tỉn Keo (Thái Nguyên), Pắc Bó (Cao Bằng)... hôm nay về với Đá Chôngở đâu cũng gặp hình ảnh dản dị mà sáng ngời tư tưởng, đạo đức của Bác. Chia tay với K9 - Đá Chông, đoàn chúng tôi ra về trong tình cảm lưu luyến. Và, trong mỗi người, không thể quên việc làm tuy nhỏ nhưng mang đầy ý nghĩa của đồng chí hướng dẫn viên K9. Những chiến sỹ đang ngày đêm gìn giữ, tôn tạo và bảo vệ cho mai sau khu di tích lịch sử Đá Chông.
Ba Vì, Hà Tây 2007
Ý kiến bạn đọc