“Chìa khóa” cho thị trường du lịch Xín Mần

08:46, 27/02/2007

(HGĐT)- Để khơi dậy tiềm năng về phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại, năm 2006 tỉnh ta liên tục mở nhiều đợt hội chợ quy mô lớn để xúc tiến, quảng bá và thu hút đầu tư.


Nắm “chìa khóa” đó, trong năm, lần lượt các huyện, thị đã tập trung cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch dựa vào thực tiễn từng địa phương, thế mạnh vùng, miền, từng nền văn hóa, di tích, cả những tinh hoa về văn hóa dân gian... để làm du lịch đi kèm theo dịch vụ, thương mại.

Xét về hình thức nói chung đều mang một nội dung là “thương mại, du lịch, dịch vụ”, nhưng mỗinơi có một cách làm riêng, Xín Mần là một trong những huyện có cách làm du lịch, dịch vụ để “làm” thương mại khá độc đáo. Theo những số liệu thống kê chưa đầy đủ thì năm 2006, huyện đã có trên 10.000 lượt khách nước ngoài đến thăm, tìm hiểu và trú chân tại địa bàn (chủ yếu là kháchcácnước Đông Âu) chưa nói đến việc giao thương buôn bán giá trị nhiều tỷ đồng tại cửa khẩu tiểu ngạch mốc 5 với nước bạn Trung Quốc. Câu hỏi, tại sao các đoàn “Tây” lại đi du lịch và trú chân, ăn, nghỉ tại một huyện nghèo nhiều thế? Báo cáo kết luận đánh giá của tỉnh cho thấy: Năm 2006, Xín Mần được đánh giá cao về mọimặt từ phát triển kinh tế có nhiều cách làm hay, nhiều phong trào huy động được “toàn lực” của cộng đồng làm bài học cho cả tỉnh trong công tác rút kinh nghiệm để chỉ đạo nhân rộng. Công trình làm “Đại đoàn kết” là một ví dụ sinh động nhất. Đi từ chỗ hoàn thiện dần cơ sở hạ tầng mà đường giao thông nông thôn, chợ nông thôn, đến nay huyện có 14/19 xã có chợ và một cộng đồng đoàn kết, tạo môi trường yên vui, ổn định sẽ tạo niềm tin mời gọi du khách. Tăng cường công tác quảng bá, đi đôi phục hồi các làng nghề truyền thống, lễ hội văn hóa dân gian, truyền khẩu, gìn giữ cảnh quan môi trường gắn với bản sắc, tập quán từng vùng miền của 14 dân tộc anh em, khơi tạo nét đẹp truyền thống bằng chính các giá trị văn hóa đó. Người ta đã khẳng định: Gìn giữ được văn hóa là giữ được tất cả và chính nó là giá trị vô hình nhưng lại hiện hữu, rất thực trong đời sống KT-XH. Dựa vào tiềm năng của địa phương từ 2 nguồn: Thiên nhiên, con người đã có, Xín Mần từng bước mở rộng đầu tư “chiều sâu” vào đó để mời gọi: Đầu tư, mời gọi du khách. Theo đánh giá của các cơ quan hữu quan trong tỉnh, tới đây Xín Mần sẽ trở thành một hệ thống các cụm thủy điện: Quảng Nguyên, Nà Trì, Nấm Dẩn. Đi cùng đó là một làng văn hóa (LVH) dân tộc Dao đỏ gắn liền suối nước khoáng, gắn vớimột lễ hội văn hóa tinh thần có một không hai của vùng đất này. Vừa đây, chính LVH thôn Nậm Chong (Quảng Nguyên) đã được quy hoạch, được đầu tư ban đầu đón khách. Một ngày lễ hội như thế kéo theo cả ngàn người tham dự giữa một thiên nhiên hoang dã, một loạt các sinh hoạt ẩm thực, văn hoa dân gian, chính điều đó đã thu hút sự chú ý của các khách du lịch lữ hành.

 

Để khép tua, Xín Mần đã khai trương, tôn tạo quần thể vùng đá cổ Nấm Dẩn có tới 7 hòn đá đã được xác định có dấu tích người cổ khắc họa, tuổi trên 2.000 năm và là 1 trong 2 quần thể đá cổ được in dấu văn hóa cổ xưa duy nhất trong toàn quốc đến nay đã được phát hiện. Theo đánh giá của Tiến sĩ Trình Năng Chung, Viện Nghiên cứu đá cổ thuộc Cục Di sản Quốc gia thì vùng đá cổ Nấm Dẩn là “viên ngọc”, mà ngọc thì năng mài, năng sáng. Tại đây, một hạ tầng đã dần được hoàn thiện, đi kèm theo là các lễ hội dân gian được đồng bào địa phương gìn giữ đang gọi mời du khách cùng các nhà nghiên cứu trong, ngoài nước.

 

Vùng động lực cửa khẩu mốc 5 cũng là điểm đến của chục vạn khách làm ăn, buôn bán, là tiếp điểm cho tua du lịch Xín Mần phát triển. Như một lẽ đương nhiên, du lịch sẽ đi kèm theo thương mại, dịch vụ, mà cũng là “chìa khóa” để Xín Mần kêu gọi, quảng bá và thúc đẩy nó càng ngày càng hấp dẫn.


Nguyễn Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Pú Đao: Đẹp nhất Đông Nam Á
Một bản người Mông nhỏ bé với 887 người dân ở tỉnh Lai Châu được khách hàng của một hãng lữ hành nước Anh bầu là một trong năm điểm đến hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á. Xã Pú Đao (tiếng Mông có nghĩa là “điểm cao nhất”) thuộc huyện Sìn Hồ, cách thị xã Mường Lay 13km
26/02/2007
Năm Du lịch 2007: Về Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc
Bắt đầu từ 1.1.2007, tỉnh Thái Nguyên sẽ là tâm điểm của các hoạt động quảng bá du lịch. Năm Du lịch 2007 sẽ có chủ đề "Về Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc", vừa là để kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về An toàn khu Định Hoá, Thái Nguyên, chỉ đạo cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa nhằm thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Thái Nguyên.
25/01/2007
Tùy bút của Đỗ Bích Thúy
(HGĐT)- Tôi có thói quen sáng nào đến cơ quan cũng liếc một lượt các đầu báo mới ra trong ngày. Và một trong những buổi sáng như vậy, tôi đọc được một mẩu tin rất ngắn: Xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang đã được Chính phủ kí quyết định ra khỏi chương trình 135.
23/02/2007
Các tour du lịch chính trong tỉnh
(HGĐT)- 1. Bắc Quang - Hà Giang - Quản Bạ - Yên Minh - Mèo Vạc - Đồng Văn: Thăm làng dân tộc thiểu số PàThẻn, La Chí; tắm suối khoáng Quảng Ngần, khu du lịch sinh thái Thanh Hà; núi cô tiên; cổng trời Quản Bạ; làng dệt lanh Lùng Tám; dinh nhà Vương; làng dân tộc Lô Lô hoa; cột cờ Lũng Cú; đỉnh Mã Pì Lèng..ĐT
22/01/2007