English | Tiếng Việt
Thứ 5, 17/04/2025, 08:32

Vui ngày hội ở Xuân Giang

11:28, 08/02/2025

BHG - Hằng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch, xã Xuân Giang (Quang Bình) lại rộn ràng trong không khí ngày hội xuống đồng truyền thống của đồng bào Tày, Nùng - Lễ hội Lồng Tồng. Năm nay, lễ hội càng thêm sôi động khi xã Xuân Giang tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) lần thứ IV, chương trình diễu hành và những tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đến một mùa hội đầy màu sắc và ý nghĩa.

Tại UBND xã Xuân Giang, nơi khai mạc Lễ hội Lồng Tồng và Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) lần thứ IV năm 2025, sân khấu chính được trang trí với những cành đào, cành mai, nổi bật nhất là những quả còn rực rỡ sắc màu – biểu tượng cho sự sinh sôi, may mắn, bình an
Tại UBND xã Xuân Giang, nơi khai mạc Lễ hội Lồng Tồng và Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) lần thứ IV năm 2025, sân khấu chính được trang trí với những cành đào, cành mai, nổi bật nhất là những quả còn rực rỡ sắc màu – biểu tượng cho sự sinh sôi, may mắn, bình an
Năm nay, lễ hội càng thêm sôi động khi xã tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao . Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, trọng đại của đất nước, đặc biệt là thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Năm nay, lễ hội càng thêm sôi động khi xã tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao . Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, trọng đại của đất nước, đặc biệt là thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tham gia lễ diễu hành có 15 khối diễu hành, quy tụ hơn 600 cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, học sinh và vận động viên tiêu biểu, đại diện cho hơn 5.000 nhân dân các dân tộc của 9 thôn thuộc xã Xuân Giang.
Tham gia lễ diễu hành có 15 khối diễu hành, quy tụ hơn 600 cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, học sinh và vận động viên tiêu biểu, đại diện cho hơn 5.000 nhân dân các dân tộc của 9 thôn thuộc xã Xuân Giang.
Một trong những điểm nhấn của hội xuân năm nay là chương trình văn nghệ đặc sắc, được dàn dựng công phu với điệu hát Then ngân vang, hòa cùng tiếng đàn Tính trầm bổng.
Một trong những điểm nhấn của hội xuân năm nay là chương trình văn nghệ đặc sắc, được dàn dựng công phu với điệu hát Then ngân vang, hòa cùng tiếng đàn Tính trầm bổng.
Màn trình diễn dân vũ múa bát - điệu múa cổ của người Tày được hình thành trong quá trình lao động sản xuất.
Màn trình diễn dân vũ múa bát - điệu múa cổ của người Tày được hình thành trong quá trình lao động sản xuất.
Người dân từ khắp nơi náo nức kéo về hội tụ tại Nhà văn hoá thôn Chì
Người dân từ khắp nơi náo nức kéo về hội tụ tại Nhà văn hoá thôn Chì
Ném còn - trò chơi dân gian không thể thiếu trong những ngày hội, thu hút đông đảo người dân tham gia. Khi ném còn, người ném cố tung cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời, xua đi mọi điều bất hạnh.
Ném còn - trò chơi dân gian không thể thiếu trong những ngày hội, thu hút đông đảo người dân tham gia. Khi ném còn, người ném cố tung cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời, xua đi mọi điều bất hạnh.
Người tung, người bắt rồi tung trở lại, ai cũng được tung và ai cũng cố gắng để bắt được quả còn.
Người tung, người bắt rồi tung trở lại, ai cũng được tung và ai cũng cố gắng để bắt được quả còn.
Không khí ngày hội rộn ràng với các trò chơi dân gian truyền thống nằm trong khuôn khổ Đại hội TDTT lần thứ IV. Hơn 400 vận động viên đến từ 9 thôn, tham gia tranh tài ở 7 môn thi đấu như bóng đá, kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo…
Không khí ngày hội rộn ràng với các trò chơi dân gian truyền thống nằm trong khuôn khổ Đại hội TDTT lần thứ IV. Hơn 400 vận động viên đến từ 9 thôn, tham gia tranh tài ở 7 môn thi đấu như bóng đá, kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo…
Phần thi kéo co diễn ra đầy căng thẳng. Những bàn tay siết chặt dây thừng, từng đôi chân ghì xuống nền đất, những tiếng hò reo vang dội, cổ vũ cho tinh thần đoàn kết và sức mạnh tập thể.
Phần thi kéo co diễn ra đầy căng thẳng. Những bàn tay siết chặt dây thừng, từng đôi chân ghì xuống nền đất, những tiếng hò reo vang dội, cổ vũ cho tinh thần đoàn kết và sức mạnh tập thể.
Bên cạnh các trò chơi, hội xuân còn là nơi tôn vinh nghề thủ công truyền thống, điển hình là hội thi đan nón lá hai mê. Năm 2023, nghề thủ công truyền thống làm nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bên cạnh các trò chơi, hội xuân còn là nơi tôn vinh nghề thủ công truyền thống, điển hình là hội thi đan nón lá hai mê. Năm 2023, nghề thủ công truyền thống làm nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
 Hội thi đan nón lá 2 mê và dệt dây quai nón diễn ra trong tổng thời gian 90 phút. Những bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của các nghệ nhân đại diện cho 9 thôn đang tập trung đan từng sợi để tạo nên những chiếc nón bền đẹp, phù hợp với tiêu chí.
Hội thi đan nón lá 2 mê và dệt dây quai nón diễn ra trong tổng thời gian 90 phút. Những bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của các nghệ nhân đại diện cho 9 thôn đang tập trung đan từng sợi để tạo nên những chiếc nón bền đẹp, phù hợp với tiêu chí.
Trong không gian trưng bày sản phẩm đặc trưng của địa phương, bà Hoàng Thị Đo (78 tuổi) tự hào giới thiệu về chiếc khăn thổ cẩm của người Tày do chính bà làm thủ công trong 15 ngày. Bà Đo mong mỏi thông qua những tấm vải thổ cẩm, thế hệ sau sẽ tiếp nối, hiểu biết những điều mà thời xưa để lại, giống như bà đã được “bà cụ”, “bà mẹ” truyền dạy lại.
Trong không gian trưng bày sản phẩm đặc trưng của địa phương, bà Hoàng Thị Đo (78 tuổi) tự hào giới thiệu về chiếc khăn thổ cẩm của người Tày do chính bà làm thủ công trong 15 ngày. Bà Đo mong mỏi thông qua những tấm vải thổ cẩm, thế hệ sau sẽ tiếp nối, hiểu biết những điều mà thời xưa để lại, giống như bà đã được “bà cụ”, “bà mẹ” truyền dạy lại.

Lễ hội Lồng Tồng xã Xuân Giang năm nay không chỉ là ngày hội vui xuân, mà còn là dịp để người dân thêm tự hào về bản sắc quê hương, về những giá trị văn hóa đang được gìn giữ và phát huy.

Phóng sự ảnh: Khánh Linh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa
BHG - Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy… ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc trong thôn chỉ đạo, lúc đó thôn rộng lớn bằng mấy thôn bây giờ mà số hộ cũng chưa đến 100 hộ. Ngày nay việc tổ chức lễ hội có nơi đã làm ở quy mô toàn xã, nhưng cách thức tổ chức có nơi đã giản tiện hơn nhiều so với ngày xưa.
31/01/2025
Đôi bạn tuổi rắn
Bé Ngọc đang cùng bạn Tôm tập cầu lông trước cửa, bỗng nghe tiếng hỏi: - Cháu ơi, đây có phải nhà cô Bích không? - Vâng. Cô tìm mẹ cháu ạ? Mẹ ơi! Có ai hỏi mẹ này!
31/01/2025
Mâm cỗ ngày Tết của người Tày ở Quang Bình
BHG - Không chỉ đơn thuần là bữa ăn sum họp, mâm cỗ Tết của người Tày chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện của sự đoàn kết gia đình và lòng tri ân với tổ tiên. Trong mâm cỗ ấy, thịt lợn được coi là món chính để chế biến thành nhiều món ăn tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa và sự sáng tạo của người dân.
30/01/2025
Trên đường Hạnh Phúc
BHG - Đường Hạnh Phúc mùa nào cũng đẹp, nhưng luôn rực rỡ nhất vào mùa Xuân. Trên cung đường này mỗi khi Xuân đến như phác họa một bức tranh về các loài hoa với đầy đủ những gam màu. Đó là sắc hồng của đào, hoa tam giác mạch, sắc trắng của hoa lê, hoa mơ, hoa mận... Các loài hoa của mùa Xuân nở bên đường Hạnh Phúc không hề hẹn trước, nhưng luôn khoe sắc cùng thời điểm như một dàn đồng ca hát khúc giao mùa. Dàn đồng ca đầy hương sắc ấy đã làm say đắm cả đất trời, khiến bướm, ong bịn rịn mãi không rời.
30/01/2025