Bức tranh sắc mầu tại không gian văn hóa truyền thống của người Pà Thẻn

11:36, 17/11/2024

BHG - Một phần bức tranh sinh hoạt thường ngày của người dân Pà Thẻn được tái hiện đầy sống động thông qua Không gian văn hóa người Pà Thẻn, diễn ra từ ngày 16-17.11 tại sân Quảng trường 1.5, Thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình. Sự kiện mang đến cơ hội chiêm ngưỡng và trải nghiệm các giá trị truyền thống tiêu biểu của người Pà Thẻn qua những nghề thủ công độc đáo như dệt thổ cẩm, đan lát, hay làm bánh sừng trâu...

Người Pà Thẻn, với hơn 5.000 nhân khẩu, sinh sống tập trung tại 6 xã, thị trấn của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang như Tân Trịnh, Tân Bắc, Yên Thành, Tân Nam, Xuân Minh và Thị trấn Yên Bình. Tâm điểm của sự kiện là sắc đỏ làm chủ đạo, đặc trưng của trang phục truyền thống của phụ nữ người Pà Thẻn. Từ cách quấn khăn cũng thể hiện sự khác biệt về độ tuổi, tình trạng hôn nhân hoặc vị trí trong cộng đồng của người phụ nữ.
Người Pà Thẻn, với hơn 5.000 nhân khẩu, sinh sống tập trung tại 6 xã, thị trấn của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang như Tân Trịnh, Tân Bắc, Yên Thành, Tân Nam, Xuân Minh và Thị trấn Yên Bình. Tâm điểm của sự kiện là sắc đỏ làm chủ đạo, đặc trưng của trang phục truyền thống của phụ nữ người Pà Thẻn. Từ cách quấn khăn cũng thể hiện sự khác biệt về độ tuổi, tình trạng hôn nhân hoặc vị trí trong cộng đồng của người phụ nữ.
Nghệ nhân Tẩn Thị Lở (59 tuổi, HTX thôn Hạ Sơn) là một trong 12 nghệ nhân tham gia trình diễn các công đoạn thêu, dệt tại chỗ. Những khung dệt hoạt động nhịp nhàng, tái hiện hành trình từ sợi chỉ thành những tấm vải thổ cẩm với hoa văn mang ý nghĩa đặc biệt.
Nghệ nhân Tẩn Thị Lở (59 tuổi, HTX thôn Hạ Sơn) là một trong 12 nghệ nhân tham gia trình diễn các công đoạn thêu, dệt tại chỗ. Những khung dệt hoạt động nhịp nhàng, tái hiện hành trình từ sợi chỉ thành những tấm vải thổ cẩm với hoa văn mang ý nghĩa đặc biệt.
Những hoạ tiết hoa văn trên trang phục với các màu xanh, vàng... thường mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện sự gắn bó của con người với thiên nhiên, phản ánh nét đẹp trong tín ngưỡng và đời sống người dân.
Những hoạ tiết hoa văn trên trang phục với các màu xanh, vàng... thường mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện sự gắn bó của con người với thiên nhiên, phản ánh nét đẹp trong tín ngưỡng và đời sống người dân.
Những cô bé như Làn Thị Nơ (16 tuổi) và Hoàng Thị Khánh Thy (12 tuổi) đang học chương trình thêu dệt thổ cẩm tại HTX nơi mình sinh sống, chia sẻ rằng đây là một bộ môn khó nhưng rất ý nghĩa, dù đã nắm được các bước cơ bản nhưng vẫn cần sự hỗ trợ từ các bà.
Những cô bé như Làn Thị Nơ (16 tuổi) và Hoàng Thị Khánh Thy (12 tuổi) đang học chương trình thêu dệt thổ cẩm tại HTX nơi mình sinh sống, chia sẻ rằng đây là một bộ môn khó nhưng rất ý nghĩa, dù đã nắm được các bước cơ bản nhưng vẫn cần sự hỗ trợ từ các bà.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của trang phục Pà Thẻn, huyện Quang Bình đã triển khai nhiều dự án lồng ghép thực tiễn vào đời sống. Theo bà Nguyễn Thị Túc, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện, hiện nay các trường học trên địa bàn khuyến khích học sinh mặc trang phục truyền thống vào mỗi thứ 2 và thứ 4. Đồng thời, các HTX thêu dệt thổ cẩm được hỗ trợ để dạy nghề, sản xuất trang phục, nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ về kỹ thuật thêu, dệt và ý nghĩa của từng hoa văn.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của trang phục Pà Thẻn, huyện Quang Bình đã triển khai nhiều dự án lồng ghép thực tiễn vào đời sống. Theo bà Nguyễn Thị Túc, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện, hiện nay các trường học trên địa bàn khuyến khích học sinh mặc trang phục truyền thống vào mỗi thứ 2 và thứ 4. Đồng thời, các HTX thêu dệt thổ cẩm được hỗ trợ để dạy nghề, sản xuất trang phục, nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ về kỹ thuật thêu, dệt và ý nghĩa của từng hoa văn.
Ẩm thực truyền thống được thể hiện qua món bánh sừng trâu, món ăn thường được làm vào dịp lễ, Tết hoặc các sự kiện quan trọng trong cộng đồng. Người Pà Thẻn tin rằng, việc làm và thưởng thức bánh sừng trâu sẽ mang lại may mắn, sức khỏe và bình an cho gia đình. 
Ẩm thực truyền thống được thể hiện qua món bánh sừng trâu, món ăn thường được làm vào dịp lễ, Tết hoặc các sự kiện quan trọng trong cộng đồng. Người Pà Thẻn tin rằng, việc làm và thưởng thức bánh sừng trâu sẽ mang lại may mắn, sức khỏe và bình an cho gia đình. 
Bánh sừng trâu không có nhân, được làm từ gạo nếp trắng hoặc nếp cẩm. Phần lá được khéo léo tạo thành hình hình phễu, giữ chặt hai mép rồi lấy nếp khô bỏ đầy, nén vừa chặt, gấp lại lá thừa để tạo thành chiếc bánh đơn. Sau khi gói xong, bánh được buộc thành từng cặp. Quy trình làm bánh được trình diễn tại chỗ, mang lại trải nghiệm chân thực cho khách tham quan.
Bánh sừng trâu không có nhân, được làm từ gạo nếp trắng hoặc nếp cẩm. Phần lá được khéo léo tạo thành hình hình phễu, giữ chặt hai mép rồi lấy nếp khô bỏ đầy, nén vừa chặt, gấp lại lá thừa để tạo thành chiếc bánh đơn. Sau khi gói xong, bánh được buộc thành từng cặp. Quy trình làm bánh được trình diễn tại chỗ, mang lại trải nghiệm chân thực cho khách tham quan.
Ông Phù Văn Quế (74 tuổi, thôn Minh Bắc, xã Tân Bắc) là một trong những nghệ nhân tiêu biểu vẫn giữ gìn và phát huy nghề đan lát. Với đôi tay khéo léo, trong nhiều năm qua, ông không chỉ làm ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt mà còn truyền dạy kỹ thuật đan lát cho thế hệ trẻ trong thôn.
Ông Phù Văn Quế (74 tuổi, thôn Minh Bắc, xã Tân Bắc) là một trong những nghệ nhân tiêu biểu vẫn giữ gìn và phát huy nghề đan lát. Với đôi tay khéo léo, trong nhiều năm qua, ông không chỉ làm ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt mà còn truyền dạy kỹ thuật đan lát cho thế hệ trẻ trong thôn.
Quy trình đan lát đòi hỏi sự tỉ mỉ qua nhiều công đoạn: từ việc chọn tre, chẻ nan đến uốn cong, đan từng lớp nan chặt chẽ, tất cả đều cần sự kiên nhẫn và kinh nghiệm của nghệ nhân
Quy trình đan lát đòi hỏi sự tỉ mỉ qua nhiều công đoạn: từ việc chọn tre, chẻ nan đến uốn cong, đan từng lớp nan chặt chẽ, tất cả đều cần sự kiên nhẫn và kinh nghiệm của nghệ nhân
Ngoài ra, tại không gian văn hóa người Pà Thẻn trưng bày các dụng cụ, vật dụng lao động, sản xuất của người Pà Thẻn và các sản phẩm nghề dệt thổ cẩm như quần áo, khăn, túi, quả còn,..
Ngoài ra, tại không gian văn hóa người Pà Thẻn trưng bày các dụng cụ, vật dụng lao động, sản xuất của người Pà Thẻn và các sản phẩm nghề dệt thổ cẩm như quần áo, khăn, túi, quả còn,..

Không chỉ tôn vinh bản sắc văn hóa, sự kiện còn góp phần lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống mà còn khẳng định sự trường tồn của nét đẹp di sản trong đời sống hiện đại. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi lễ hội đặc sắc, bao gồm Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn, Lễ hội Đua thuyền lần thứ IX và công bố nghệ thuật hát Páo dung của người Dao. 

Phóng sự ảnh: Khánh Linh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gìn giữ Lễ cúng rừng của người Cờ Lao ở Đồng Văn
BHG - Lễ cúng rừng là một trong những tín ngưỡng lâu đời, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống tâm linh của đồng bào Cờ Lao. Vừa qua, Lễ cúng rừng của người Cờ Lao xã Sính Lủng đã được Bộ Văn hóa, TT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Những giá trị tốt đẹp từ tín ngưỡng cúng rừng đã trở thành mảng màu hoàn hảo, góp phần tô điểm thêm cho bức tranh văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên Cao nguyên đá.
31/10/2024
Lễ hội đua mảng và chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao huyện Bắc Mê năm 2024
BHG - Sáng 16.11, huyện Bắc Mê long trọng tổ chức Lễ hội đua mảng và chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Phạm Thị Hồng Yên, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Bắc Mê; các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Bắc Mê; lãnh đạo huyện Na Hang, Lâm Bình (Tuyên Quang) cùng đông đảo du khách.
17/11/2024
Hoa Cỏ may
BHG - Tôi trở về làng trong một chiều đầu Đông, hoàng hôn rọi từ đỉnh núi xuống cánh đồng tạo nên một một bức tranh huyền hoặc, hư vô. Con đê ngoằn ngoèo ôm ấp đôi bàn chân tôi bằng dải cỏ nội mát rượi. Rồi tôi chợt khựng lại khi thấy sắc tím quen thuộc nhỏ xíu phất phơ trong gió. Thật nhanh, lúc đó tâm trí tôi đã gọi thành tên: Hoa Cỏ may! Loài hoa bao nhiêu năm đã làm bạn với tôi từ tấm bé. Và cũng là loài hoa mà tôi luôn nhung nhớ mỗi khi kí ức gợn về quê hương.
14/11/2024
Chủ động hội nhập, giao lưu quốc tế
BHG - Hội nhập quốc tế về văn hóa (VH) để tiếp thu tinh hoa của nhân loại và tăng cường quảng bá VH dân tộc là xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Trong quá trình đó, tỉnh ta đã chủ động hội nhập, hợp tác và giao lưu quốc tế về VH, hướng đến xây dựng và phát triển VH, con người Hà Giang đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
12/11/2024