Mèo Vạc điểm đến du lịch hấp dẫn

17:43, 23/10/2024

BHG - Thời gian qua, huyện Mèo Vạc không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để phát triển du lịch, khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của địa phương. Các hoạt động từ nâng cấp hạ tầng đến tổ chức sự kiện văn hóa đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần đưa Mèo Vạc trở thành điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch cả nước.

Năm nay huyện đặt ra mục tiêu đón 542.000 lượt khách. Đến nay, dù chịu ảnh hưởng từ thiên tai và đang trong giai đoạn cải tạo hạ tầng, số lượng khách đến huyện đạt khoảng 490.064 lượt người, tương đương 90,42% chỉ tiêu. Ước thực hiện cả năm đạt 318,5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 96,18% so với kế hoạch. Để thu hút khách du lịch, huyện đã triển khai các hoạt động quảng bá mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội. Các điểm du lịch như Làng văn hóa dân tộc Giấy thôn Tát Ngà, Làng văn hóa dân tộc Lô Lô thôn Sảng Pả A..., thu hút nhiều lượt khách đến tham quan, trải nghiệm gắn với hình ảnh thân thiện, mến khách. Bên cạnh đó, Mèo Vạc còn tổ chức nhiều sự kiện văn hóa độc đáo như Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai, Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô và các chương trình văn nghệ dân gian tại chợ đêm thị trấn Mèo Vạc. Những hoạt động này không chỉ giúp du khách hiểu thêm về văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc mà còn tạo động lực thúc đẩy du lịch địa phương.

Du khách chụp ảnh lưu niệm tại Làng HMông, xã Pả Vi.
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại Làng H'Mông, xã Pả Vi. Ảnh: Minh Chuyên

Huyện chú trọng vào việc phát triển các sản phẩm du lịch phong phú và hấp dẫn. Sản phẩm du lịch cộng đồng, sinh thái tại lòng hồ thủy điện Nho Quế I đã tạo điểm nhấn với du khách. Đồng thời, các tour du lịch mạo hiểm, thể thao cũng được đẩy mạnh. Mèo Vạc còn đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng sinh thái, tạo ra các điểm check-in ấn tượng cho du khách tại hẻm Tu Sản - Mã Pì Lèng, cùng các làng văn hóa đặc trưng. Những nỗ lực này giúp tạo ra một hệ sinh thái du lịch phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách tham quan.

Dù đạt được nhiều thành tựu, công tác phát triển du lịch của huyện vẫn gặp phải không ít thách thức. Hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, thời tiết khắc nghiệt gây sạt lở và ảnh hưởng đến việc đi lại của du khách. Ngoài ra, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống vẫn cần sự chung tay của cộng đồng địa phương. Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển bền vững, huyện đã đề ra kế hoạch cho năm 2025 với nhiều định hướng quan trọng. Trong đó, chú trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân về du lịch, xây dựng hình ảnh điểm đến “an toàn, thân thiện, mến khách” và thúc đẩy đầu tư vào các sản phẩm du lịch đặc trưng.

Khách du lịch check in tại cung đường chữ M huyện Mèo Vạc.
Khách du lịch check in tại cung đường chữ M huyện Mèo Vạc. Ảnh: Viên Sự

Đồng chí Ngô Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Du lịch không chỉ là ngành kinh tế quan trọng của huyện mà còn là cách để Mèo Vạc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc nơi đây. Huyện sẽ tiếp tục ưu tiên nâng cấp hạ tầng, cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm chân thực và đáng nhớ về thiên nhiên và con người Mèo Vạc. Để đạt được kết quả như vậy, huyện đã tập trung vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc và chú trọng vào công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh Mèo Vạc đến với du khách trong và ngoài nước”.

Với sự đồng lòng từ chính quyền địa phương và sự ủng hộ của cộng đồng, Mèo Vạc đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch. Huyện không chỉ là điểm đến có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là nơi du khách có thể trải nghiệm, khám phá nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2025, Mèo Vạc sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng các làng văn hóa cộng đồng và đẩy mạnh quảng bá hình ảnh. Những kỳ vọng này hứa hẹn sẽ tạo nên một làn sóng mới trong ngành Du lịch của huyện, thu hút nhiều du khách hơn và mang lại cơ hội phát triển kinh tế cho địa phương.

Minh Chuyên (Mèo Vạc)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng Văn tích cực chuẩn bị cho Lễ hội hoa Tam giác mạch
BHG - Sau 9 lần tổ chức thành công Lễ hội Hoa Tam giác mạch đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng du khách trong nước và quốc tế, năm 2024, huyện Đồng Văn tiếp tục tổ chức Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ”. Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, hứa hẹn sẽ mang đến một mùa lễ hội ấn tượng, không gian văn hóa, du lịch và nghệ thuật đặc sắc.
23/10/2024
Khai trương không gian văn hóa ẩm thực dân tộc Mông
BHG - Sáng 22.10, tại Bảo tàng tỉnh, Khu nghỉ dưỡng H.mong Vilage phối hợp với Bảo tàng tỉnh tổ chức khai trương không gian văn hóa ẩm thực dân tộc Mông. Đến dự có đồng chí Trần Đức Qúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành.
22/10/2024
Sức hấp dẫn của Cao nguyên đá Đồng Văn
BHG - Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở điểm cực Bắc của Tổ quốc, độ cao trung bình từ 1.000 - 1.600m so với mặt nước biển. Cho đến nay, Đồng Văn hầu như còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, với nhiều giá trị về địa tầng, địa chất, động thực vật, giàu tiềm năng khoáng sản… Đặc biệt, đây còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số cùng sinh sống.
21/10/2024
Cá Bỗng Hà Giang - Ẩm thực tinh túy của người Tày
BHG - Cá Bỗng gắn bó mật thiết với văn hóa người Tày ở Hà Giang, được coi là biểu tượng kính trọng với tổ tiên và thiên nhiên. Đối với người Tày, cá Bỗng không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang trong mình nhiều giá trị văn hóa và tinh thần, là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, đặc biệt trong các dịp lễ Tết và các nghi lễ quan trọng.
17/10/2024
Cần Thuê xe đưa đón nhân viên Thuê xe tự lái BonbonCar 45497du lịch Hàn tại garyoung.com