Truyền thống cách mạng hun đúc khát vọng vươn lên ở Bắc Mê

14:43, 11/07/2024

BHG - Trải qua thăng trầm của lịch sử, ngày nay, dù vẫn còn gian khó, nhưng bằng ý chí, truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, sáng suốt, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, mảnh đất Bắc Mê đang khoác lên mình “chiếc áo” đa gam màu ấm no, hạnh phúc.

Căng Bắc Mê trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho lớp lớp các thế hệ.
Căng Bắc Mê trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho lớp lớp các thế hệ.

Trước năm 1835, Bắc Mê thuộc xã Yên Phú, châu Bảo Lạc, trấn Tuyên Quang. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), Bắc Mê thuộc xã Yên Phú, tổng Yên Phú, huyện Vĩnh Điện, tỉnh Tuyên Quang. Từ năm 1850, xã Yên Phú không chỉ là trung tâm của huyện Vĩnh Điện, mà còn là trung tâm của phủ Tương Yên. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đến năm 1887 chúng lập ra quan Bang tá để cai trị nhân dân, thời kỳ này Bắc Mê có tổng Yên Phú và tổng Yên Định thuộc châu Vị Xuyên. Trước năm 1939, thực dân Pháp cho xây dựng Căng Bắc Mê để làm đồn binh án ngữ tại Bắc Mê. Không chịu khuất phục trước ách đô hộ của thực dân Pháp, nhiều người con ưu tú của Bắc Mê đã đứng lên đấu tranh ngay tại quê hương và tham gia các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Đồng Văn, Bắc Quang, Yên Minh và các cuộc đấu tranh chống Pháp ở Vị Xuyên, Bắc Quang do tổ chức Việt Nam quang phục hội lãnh đạo diễn ra từ năm 1914 - 1926. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giành chính quyền (1939 - 1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và sự lan tỏa của phong trào Việt Minh, tháng 9 năm 1943, tại xã Đường Âm, đồng bào địa phương đã hăng hái gia nhập Hội cứu quốc, đây là cơ sở cách mạng đầu tiên của Bắc Mê cũng như của tỉnh Hà Giang. Trải qua các cuộc chống giặc ngoại xâm, con em huyện Bắc Mê đã đóng góp hàng chục tấn lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến; cử hàng trăm nam, nữ dân công ra tiền tuyến cùng nhau chống giặc, quyết tâm giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Phát huy truyền thống cách mạng, dù trong thời chiến hay thời bình Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Mê quyết tâm nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, chủ động khắc phục khó khăn, xác định mục tiêu, phương hướng cụ thể để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển KT - XH; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; chăm lo xây dựng cơ sở Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể.

Lãnh đạo huyện khảo sát mô hình phát triển kinh tế tại xã Giáp Trung.
Lãnh đạo huyện khảo sát mô hình phát triển kinh tế tại xã Giáp Trung.

Từ 29 tổ chức cơ sở Đảng, 458 đảng viên khi mới thành lập huyện, đến nay Đảng bộ huyện đã có 58 tổ chức cơ sở Đảng với 42 chi bộ cơ sở, 16 Đảng bộ cơ sở, 229 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở và trên 4.100 đảng viên. Kinh tế của huyện liên tục có bước phát triển khá; cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực; các đề án, chương trình trọng tâm về nông nghiệp, nông thôn được triển khai thực hiện có hiệu quả; chú trọng tổ chức lại sản xuất cho nông dân, chuyển đổi khung thời vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất. Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được đầu tư tích cực, trong đó hạ tầng giao thông được ưu tiên là đột phá, tính đến nay 13/13 xã, thị trấn có đường ô tô rải nhựa đến trung tâm; 125/139 thôn có mặt đường cứng hóa đến trung tâm; 41,38% đường liên thôn, nội thôn và 44,5% đường ngõ xóm được cứng hóa; 93,9% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 99% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch; lưới điện phủ khắp 13 xã, thị trấn với 94% tỷ lệ hộ được sử dụng điện; cơ sở vật chất trường học được kiên cố hóa; Bệnh viện Đa khoa huyện và các trạm y tế được đầu tư nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân; các thiết chế văn hóa như nhà văn hóa, thư viện, đài truyền thanh, truyền hình, sân vận động, đài tưởng niệm từng bước hoàn thành đưa vào sử dụng đã đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt văn hóa và giáo dục truyền thống ngày càng tăng trong nhân dân; công sở của các cơ quan huyện và xã được đầu tư và nâng cấp làm thay đổi bộ mặt và phong cách làm việc của các cơ quan, đơn vị; diện mạo đô thị được đổi mới, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 17%; công tác cải cách hành chính có nhiều đổi mới; du lịch, dịch vụ, thu hút đầu tư, hợp tác đối ngoại không ngừng được mở rộng…

Đồng chí Phạm Thị Hồng Yên, Bí thư Huyện ủy Bắc Mê, cho biết: Với quyết tâm chính trị cao của các cấp ủy Đảng và hệ thống chính trị cùng với sự đồng thuận, nỗ lực và tích cực hưởng ứng thực hiện của đông đảo nhân dân trong toàn huyện, sau nhiều năm xây dựng và phát triển, huyện Bắc Mê đã đạt nhiều kết quả rất to lớn, toàn diện. Để tiếp tục đưa huyện Bắc Mê phát triển, Đảng bộ huyện Bắc Mê tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh liên kết, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển KT - XH, quy tụ dân cư gắn với xây dựng Nông thôn mới; tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa; tập trung đầu tư nâng cấp đường giao thông từ trung tâm xã đến các thôn, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ; chú trọng phát triển dịch vụ, du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa truyền thống các dân tộc và lịch sử địa phương; tăng cường quản lý tài nguyên môi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng công vụ, chất lượng nguồn nhân lực; tạo sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giảm nghèo bền vững; bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…

Với niềm tự hào và khát vọng vươn lên, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu, nghị quyết đã đề ra. Tin tưởng rằng, đến năm 2030 Bắc Mê thoát khỏi huyện nghèo và đến năm 2045 là huyện phát triển khá của tỉnh.

Bài, ảnh: HOÀNG TUYẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thi cán bộ Agribank tài năng - thanh lịch Chi nhánh tỉnh Hà Giang năm 2024
BHG - Sáng 29.6, tại Trung tâm tổ chức sự kiện PHOENIX center tỉnh Hà Giang, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Hà Giang tổ chức hội thi Cán bộ Agribank tài năng – thanh lịch năm 2024. Dự có lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh và một số sở, ban, ngành cùng đông đảo cán bộ, nhân viên Agribank Chi nhánh tỉnh, Agribank Chi nhánh các huyện, thành phố.
29/06/2024
Mỗi người dân là một đại sứ du lịch cho quê hương
BHG - Nằm trong sản phẩm du lịch “Wow - Hà Giang”, huyện Quang Bình nổi tiếng là vùng đất trù phú với những vườn cam ngọt ngào và hệ thống sinh thái, sông, suối, hang động hùng vĩ, nên thơ. Cùng với đó là những nét văn hóa truyền thống được đồng bào các dân tộc giữ gìn và bảo tồn nguyên vẹn. Với tinh thần mỗi người dân là một đại sứ du lịch, du khách sẽ dễ dàng cảm nhận sự thân thiện, mến khách, an toàn trong hành trình khám phá cảnh đẹp miền quê Quang Bình.
28/06/2024
Triển khai Nghị định số 49 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin cơ sở
BHG - Sáng 28.6, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc 4 cấp (T.Ư - tỉnh - huyện – xã) triển khai thực hiện Nghị định số 49/2024/NĐ-CP Quy định về hoạt động thông tin cơ sở (TTCS). Dự tại điểm cầu Sở TT&TT có đồng chí Trần Kim Ngọc, Phó Giám đốc sở và đại diện các phòng chuyên môn.
28/06/2024
Ban hành Điều lệ Giải Báo chí quốc gia (sửa đổi): Bổ sung thêm 2 loại Giải mới
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí quốc gia Lê Quốc Minh vừa ký Quyết định số 50/QĐ-HĐGBCQG ngày 21/6/2024 về việc Ban hành Điều lệ Giải Báo chí quốc gia (sửa đổi).
27/06/2024