Hà Giang sẵn sàng cho Hội nghị Văn hóa năm 2023

20:29, 24/10/2023

BHG - Ngày 28.10 tới đây, Tỉnh ủy Hà Giang sẽ tổ chức Hội nghị Văn hóa năm 2023. Hiện công tác chuẩn bị tiến tới Hội nghị quan trọng này đang được các cấp và ngành trong tỉnh triển khai hoàn tất.

Thực hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hà Giang luôn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa. Để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, là nguồn lực nội sinh và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới và hội nhập, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã chỉ rõ 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ là: “Tập trung phát triển văn hóa xã hội, nâng cao dân trí đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, xây dựng con người Hà Giang đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tiếp tục củng cố hoàn thiện hệ thống y tế”.

Phụ nữ Mông xã Lùng Tám (Quản Bạ) gìn giữ nghề dệt lanh truyền thống. Ảnh: Yên Hoa
Phụ nữ Mông xã Lùng Tám (Quản Bạ) gìn giữ nghề dệt lanh truyền thống. Ảnh: Yên Hoa

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 và Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh Hà Giang, cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về lĩnh vực văn hóa, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Qua đó, nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân được nâng lên. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của con người Hà Giang được bảo tồn, phát triển, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại vừa tiếp tục được kế thừa và phát triển. Con người Hà Giang ngày càng phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tác động sâu rộng của sự bùng nổ thông tin, mạng xã hội và hội nhập quốc tế, việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Hà Giang hiện nay đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi phải có sự nhận diện, đánh giá một cách khách quan, toàn diện để từ đó đề ra những chủ trương, định hướng, hoạch định những cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp đối với lĩnh vực quan trọng này. Với những vấn đề đặt ra, BTV Tỉnh ủy Hà Giang sẽ tiến hành tổ chức ‘‘Hội nghị Văn hóa năm 2023” vào ngày 28.10 tới đây. Đây là một hội nghị rất quan trọng nhằm tổng kết những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém cần khắc phục trên lĩnh vực xây dựng, phát triển văn hóa, con người Hà Giang trong thời gian qua, nhất là kết quả triển khai thực hiện Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII về văn hóa, đồng thời đề ra những định hướng, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

Từ khi triển khai Kế hoạch 412-KH/TU ngày 17.7.2023, của BTV Tỉnh ủy về tổ chức Hội nghị Văn hóa năm 2023 được ban hành, Ban Tổ chức Hội nghị đã nhận được tổng số 51 bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa ở Trung ương và các nghệ nhân dân gian, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh... Các bài viết đã tập trung làm rõ vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội, những thành tựu to lớn cũng như những hạn chế, yếu kém, những vấn đề còn tồn tại phải giải quyết, nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót và giải pháp khắc phục, như: Giải pháp để phát triển văn hóa, con người Hà Giang trong thời gian tới; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và các di sản văn hóa trên địa bàn; nguồn lực văn hóa phục vụ phát triển bền vững Hà Giang giai đoạn tiếp theo; nhiệm vụ phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ và nâng cao chất lượng tác phẩm văn học nghệ thuật; phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Giang thời kỳ hội nhập...

Những ý kiến tâm huyết của các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các chuyên gia, nghệ nhân dân gian, các cơ quan tham mưu, chỉ đạo, quản lý văn hóa, các đơn vị sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật sẽ là cơ sở để cấp ủy, chính quyền các cấp đề ra các chủ trương, chính sách phù hợp xây dựng, phát triển văn hóa, con người Hà Giang đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới.

Đánh giá, nhìn lại chặng đường đã qua và định hướng công tác xây dựng, phát triển văn hóa, con người Hà Giang trong những năm tiếp theo, Hội nghị văn hóa năm 2023 sẽ là sự kiện ghi dấu ấn đặc biệt. Văn hóa tỉnh Hà Giang sẽ thực sự trở thành nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, góp phần hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

 Hải Hà (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quảng Nguyên bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
BHG - Xã Quảng Nguyên nằm ở phía Nam của huyện Xín Mần. Những năm qua, địa phương đã triển khai các giải pháp phát triển KT – XH. Bên cạnh đó, chú trọng giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, trong đó duy trì những đội văn nghệ dân gian phục vụ cho phát triển du lịch cộng đồng.
24/10/2023
Phát huy giá trị tài nguyên, bản sắc văn hóa du lịch cộng đồng
BHG - Với những thuận lợi về cảnh quan tự nhiên, tính nguyên sơ, bản sắc văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội được bảo tồn, lưu giữ một cách đậm nét của các bản làng đặc trưng khu vực miền núi, từ khoảng những năm 2000, trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số điểm du lịch cộng đồng. Trải qua nhiều giai đoạn thực hiện với các định hướng gắn kết theo các bộ tiêu chí khác nhau, các Làng văn hóa du lịch cộng đồng đã thu hút được lượng lớn du khách, góp phần đưa hình ảnh đẹp của du lịch Hà Giang vươn ra thế giới.
24/10/2023
Giữ gìn nghề đan chài của người Tày
BHG - Đồng bào người Tày ở các xã Phương Độ, Phương Thiện (thành phố Hà Giang), Phương Tiến (Vị Xuyên) bao lâu nay vẫn gìn giữ và lưu truyền nghề truyền thống đan lát. Thế nhưng một nghề truyền thống nữa ít ai biết mà người dân nơi đây còn gìn giữ đó là nghề đan chài. Với tập tục từ xưa của địa phương là nhà nào cũng có ít nhất một ao cá cạnh nhà, nên cái chài gần như là một vật dụng không thể thiếu trong nhà của người Tày nơi đây.
24/10/2023
Đặc sắc Tết cá của người Tày Yên Minh
BHG - Cộng đồng người dân tộc Tày ở Yên Minh sống định cư gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước. Không chỉ tạo ra những bản làng trù phú, họ còn là chủ nhân của kho tàng văn hoá bắt nguồn từ lao động sản xuất, trong đó có Tết cá. Đây là phong tục đặc sắc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016.
23/10/2023