Độc đáo Lễ cúng mừng cơm mới của người La Chí (Quang Bình)

23:03, 20/10/2023

BHG - Vào khoảng đầu tháng 9 âm lịch hàng năm, khi mùi thơm dịu nhẹ của những bông lúa mới bắt đầu tỏa hương cũng là lúc cộng đồng dân tộc La Chí, xã Nà Khương (Quang Bình) tổ chức Lễ cúng mừng cơm mới. Đây là nghi lễ truyền thống trong đời sống văn hóa tinh thần của người La Chí để báo cáo với tổ tiên một năm được mùa và cầu mong cho vụ lúa năm sau mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, niềm vui, bình an đến với mọi người, mọi nhà.

Để chuẩn bị thật đầy đủ cho Lễ cúng mừng cơm mới, thường là trước một ngày, những người phụ nữ ra đồng ruộng chọn những bông lúa nếp chắc nịch để làm xôi, cốm dâng cúng tổ tiên. Lễ vật để cúng không thể thiếu cá hoặc thịt chuột, rượu hoẵng rót vào sừng trâu, ngày nay nhà nào có điều kiện hơn cũng có thể cúng thêm thịt trâu, thịt bò. Bên cạnh đó, trong mâm lễ phải có củ gừng, bởi theo quan niệm của người La Chí, củ gừng được coi là vật nối liền giữa âm và dương. Người thực hiện nghi lễ cúng phải là nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người am hiểu phong tục, tập quán của dân tộc.

Sau khi hoàn thành Lễ cúng mừng cơm mới, cộng đồng dân tộc La Chí nô nức đổ về nhà văn hóa các thôn, bản để hòa mình vào các trò chơi gian dân như: Ném còn, đu quay, trèo cột. Các bà, các mẹ còn tranh thủ truyền dạy lại nghề thêu trang phục truyền thống cho thế hệ trẻ. Sau các hoạt động vui chơi, giải trí, các thành viên trong gia đình dù ở xa hay gần đều trở về nhà, quây quần bên mâm cỗ mừng cơm mới để hỏi han, động viên nhau nỗ lực vươn lên xây dựng cuộc sống ngày càng khấm khá, no đủ hơn.

  

Cánh đồng lúa chín vàng ở thôn Lùng Vi, xã Nà Khương (Quang Bình).
Cánh đồng lúa chín vàng ở thôn Lùng Vi, xã Nà Khương (Quang Bình).
Khi nắng chiều buông xuống, những người phụ nữ La Chí ra đồng ruộng để hái từng bông lúa nếp thơm.
Khi nắng chiều buông xuống, những người phụ nữ La Chí ra đồng ruộng để hái từng bông lúa nếp thơm.
Những bông lúa chắc, hạt to, đẹp nhất được chọn để làm Lễ cúng mừng cơm mới.
Những bông lúa chắc, hạt to, đẹp nhất được chọn để làm Lễ cúng mừng cơm mới.
Những người phụ nữ La Chí rước hồn lúa về nhà.
Những người phụ nữ La Chí rước hồn lúa về nhà.
Lúa nếp được sấy trên gác bếp rồi đem giã thành hạt làm xôi hoặc cốm.
Lúa nếp được sấy trên gác bếp rồi đem giã thành hạt làm xôi hoặc cốm.
Sau khi sắp xếp đầy đủ các lễ vật, nghệ nhân Long Đức Chung, thôn Lùng Vi, xã Nà Khương thực hiện nghi lễ cúng mừng cơm mới tại gia đình.
Sau khi sắp xếp đầy đủ các lễ vật, nghệ nhân Long Đức Chung, thôn Lùng Vi, xã Nà Khương thực hiện nghi lễ cúng mừng cơm mới tại gia đình.
Phụ nữ La Chí may vá, thêu trang phục dân tộc để chuẩn bị đi chơi lễ hội.
Phụ nữ La Chí may vá, thêu trang phục dân tộc để chuẩn bị đi chơi lễ hội.
Công đoạn cắt vải phải thật cẩn thận, tỉ mỉ và dày công.
Công đoạn cắt vải phải thật cẩn thận, tỉ mỉ và dày công.
Chị em phụ nữ dân tộc La Chí xúng xính những bộ váy áo truyền thống của dân tộc.
Chị em phụ nữ dân tộc La Chí xúng xính những bộ váy áo truyền thống của dân tộc.
Em bé háo hức cùng mẹ đi chơi lễ hội.
Em bé háo hức cùng mẹ đi chơi lễ hội.
Trò chơi đu quay của người La Chí.
Trò chơi đu quay của người La Chí.
Trò chơi trèo cột mang lại nhiều niềm vui, tiếng cười cho người dân và du khách.
Trò chơi trèo cột mang lại nhiều niềm vui, tiếng cười cho người dân và du khách.
Trò chơi ném yến của người La Chí.
Trò chơi ném yến của người La Chí.

Phóng sự ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngọt thơm hương cốm
BHG - Đất trời vào Thu, gió heo may se sẽ thổi, nắng như rót mật trên các cánh đồng cũng là lúc tiếng chày giã cốm vang vọng khắp các bản làng người Tày ở Hà Giang. Hương cốm ngọt thơm hòa quyện trong làn gió làm xốn xang bao trái tim thực khách mỗi độ Thu về.
19/10/2023
Hàng nghìn người tham dự Lễ hội Giã cốm huyện Vị Xuyên lần thứ I
BHG - Diễn ra trong 2 ngày cuối tuần 14-15.10, Lễ hội Giã cốm lần đầu tiên được tổ chức với quy mô cấp huyện tại Thôn Mịch B, xã Thuận Hoà đã thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách tới tham dự. Ngoài phần thi giã cốm giữa 11 xã thuộc địa bàn huyện Vị Xuyên, trong khuôn khổ của lễ hội diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như: Thi văn nghệ dân gian, thi đấu các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian, trưng bày sản phẩm đặc trưng của các xã, thị trấn, thi ẩm thực của các thôn trên địa bàn xã Thuận Hoà.
18/10/2023
Đưa văn hóa về cơ sở
BHG - Với đặc thù tỉnh miền núi biên giới, có 19 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa truyền thống riêng biệt đã tạo cho Hà Giang trở thành địa phương đa sắc màu văn hóa. Nhằm nâng cao đời sống người dân, tỉnh chú trọng đưa văn hóa về cơ sở (ĐVHVCS) để xây dựng văn hóa, con người Hà Giang giàu bản sắc.
18/10/2023
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông
BHG - Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc anh em; trong đó, đồng bào Mông chiếm tỷ lệ cao nhất, 34,4% dân số toàn tỉnh. Trước thực tế nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Mông có nguy cơ mai một, tỉnh ta đã kịp thời ban hành nhiều quyết sách quan trọng để bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào Mông.
17/10/2023