17:32, 01/09/2023
BHG - Đầu năm 1965, tuyến đường mang tên đường Hạnh phúc dài hơn 180 km nối từ thị xã Hà Giang (thành phố Hà Giang ngày nay) đến 4 huyện vùng Cao nguyên đá chính thức hoàn thành. Đây được xem là con đường có lịch sử phá đá thủ công nhất, gian nan nhất và đi qua biển đá tai mèo, đá phiến dữ dằn nhất Việt Nam. Tuyến đường hoàn thành là minh chứng cho những quyết sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, hoài bão chinh phục thử thách của hàng nghìn người, nam, nữ thanh niên xung phong đến từ 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Nam Định và Hải Dương.
Sau gần 60 năm hoàn thành con đường, đời sống vật chất, tinh thần của người dân 4 huyện vùng Cao nguyên đá không ngừng nâng lên, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, QP – AN được giữ vững và câu chuyện đi bộ, đi ngựa thồ từ thành phố Hà Giang lên 4 huyện vùng cao sẽ mãi chỉ còn trong quá khứ.
|
Được sự nhất trí của Đảng, Nhà nước, tháng 9.1959, tại thị xã Hà Giang, con đường Hạnh phúc được khởi công; tháng 3.1965, chính thức hoàn thành đưa vào sử dụng. |
|
Đèo Mã Pì Lèng dài hơn 20 km là đoạn cuối nằm trên con đường Hạnh phúc nối từ huyện Đồng Văn sang Mèo Vạc. Việc thi công vô cùng gian truân, nguy hiểm. |
|
Dưới chân đèo Mã Pì Lèng là dòng Nho Quế trong xanh uốn lượn qua hẻm Tu Sản – hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á. |
|
Đường Hạnh phúc có điểm cuối ở thị trấn Mèo Vạc. Về đêm, thị trấn như một bức tranh lung linh, huyền ảo. |
|
Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh du lịch vùng Cao nguyên đá, cùng với giá trị lịch sử của con đường Hạnh phúc, năm 2022, Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức ra mắt sản phẩm du lịch “Đường Hạnh Phúc – con đường máu và hoa”. |
|
Tuyến Quốc lộ 4C – đường Hạnh phúc từ thành phố Hà Giang đi Mèo Vạc tiếp tục được tỉnh quan tâm tu sửa, nâng cấp, đảm bảo huyết mạch giao thông, phục vụ phát triển KT – XH, đảm bảo QP – AN. |
Phóng sự ảnh: TRẦN KẾ
Ý kiến bạn đọc