Hội thảo “Bảo tồn văn hóa Hà Giang gắn với phát triển du lịch”

19:43, 27/06/2023

BHG - Chiều 27.6, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo “Bảo tồn văn hóa Hà Giang gắn với phát triển du lịch”. Đồng chí Nguyễn Khánh Lâm, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy dự và chủ trì hội thảo. Tham dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các ban xây dựng đảng Tỉnh ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh; đại diện Ban Tuyên giáo, Tuyên huấn các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc; Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thành phố…

Đồng chí Triệu Đức Thanh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh tham luận về nội dung: Bảo tồn văn hóa người Dao trong hội nhập và phát triển du lịch.
Đồng chí Triệu Đức Thanh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh tham luận về nội dung: Bảo tồn văn hóa người Dao trong hội nhập và phát triển du lịch.

Báo cáo đề dẫn hội thảo, đồng chí Nguyễn Khánh Lâm nêu rõ: Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở, nhận thức của người dân về công tác bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch đã có sự chuyển biến đáng kể. Văn hóa truyền thống các dân tộc được giữ gìn và phát huy, các lễ hội truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ được duy trì, phát triển. Việc kết hợp phát triển làng nghề truyền thống với phát triển du lịch được các địa phương đặc biệt quan tâm, vừa hỗ trợ khôi phục các làng nghề truyền thống, vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Tuy nhiên, ngành du lịch của tỉnh hiện nay vẫn được đánh giá là chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Các hoạt động văn hóa được khai thác để phục vụ du lịch đã đổi mới nhưng chưa thực sự đa dạng và phong phú, các dự án về văn hóa, du lịch phần lớn có quy mô nhỏ, hạng mục đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung không có tính đột phá nên hiệu quả chưa cao... Hội thảo là dịp để lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố trao đổi, rút ra bài học kinh nghiệm, thống nhất về phương pháp, cách làm, trách nhiệm của các cơ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch trong thời gian tới.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá vai trò của văn hóa trong việc thúc đẩy phát triển du lịch; phân tích những hạn chế trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh thời gian qua như: Nguy cơ không gian văn hóa truyền thống bị phá vỡ cao; một số giá trị văn hóa có nguy cơ mai một như trang phục, nghề truyền thống, kiến trúc nhà ở, dụng cụ sinh hoạt; nhiều di sản văn hóa chưa được đầu tư bảo tồn một cách bài bản, khoa học… Đồng thời các đại biểu tập trung tham luận về một số nội dung: Giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng gắn với phát triển du lịch; bảo tồn phát huy các làng văn hóa du lịch cộng đồng, giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp gắn với giải quyết việc làm tại địa phương; công tác bảo tồn, phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn; cơ chế, chính sách đặc thù nhằm giữ gìn, khôi phục giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh...

Tin, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chuyện của những "nhà báo" không chuyên
BHG - Đã trên 20 năm, cứ đều đặn mỗi tháng một lần đội ngũ cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang (LLVT) và nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh lại được cập nhật 1 chuyên trang Quân sự địa phương trên Báo Hà Giang và thường xuyên được theo dõi những thông tin của chuyên mục Quốc phòng – An ninh trên báo Hà Giang điện tử, 2 chương trình truyền hình với thời lượng 15 phút phát trên sóng Đài PT-TH Hà Giang do đội ngũ cán bộ, chiến sĩ những nhà báo không chuyên của Bộ CHQS tỉnh thực hiện. Để có được những thông tin thời sự phản ánh kịp thời hoạt động của LLVT trong tỉnh, đội ngũ “nhà báo” không chuyên trực thuộc Bộ CHQS tỉnh phải tích cực sâu sát cơ sở để vừa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, vừa viết đủ tin, bài được phân công.
27/06/2023
Bữa cơm gia đình
BHG - Mùa hạ mưa nhiều như trút nước, có đợt mưa dầm kéo dài mấy ngày liền. Những sợi mưa giăng mành, thi nhau rơi xuống đất. Chúng nhảy múa, tung bọt trắng xóa khắp cả không gian trên mặt đất. Tôi liếc chiếc đồng hồ treo tường, kim ngắn đã chỉ đến số 5 rồi mà mưa vẫn không ngớt. Ngồi trong phòng làm việc nhìn ra ngoài chờ mưa ngớt để về. Ngồi ngắm mưa rơi qua ô cửa tiếng mưa rơi rả rích,  đều đều khiến tôi lại nhớ về quá khứ từ thời thơ ấu. Kỷ niệm xưa lại thoáng hiện lên trước mắt.
26/06/2023
Mưa của ngày xưa
BHG - Tôi ngược xóm núi vào một chiều mưa. Đầu tóc, quần áo, ba lô đều ướt sũng. Đã hơn chục năm tôi chưa một lần tắm mưa như thế. Cảm giác bước dưới cơn mưa xứ núi thật diệu vợi. Mưa ở xứ này không giống mưa những nơi khác. Nhiều lúc mưa mà chẳng một bóng mây đen, những hạt nước trong veo, tinh khiết ào xuống vài chập rồi lại tan ra trong cái nắng ngày Hè. Mỗi lần gặp cơn mưa như thế tôi thường để thân mình ướt sũng, rồi khi mưa tan tôi nhìn về phía chân trời chờ đợi. Khi ánh nắng trở lại chưa kịp làm khô bộ đồ tôi mặc thì cầu vồng đã hiện lên lung linh bảy sắc.
25/06/2023
Tính Đảng – Kim chỉ nam của báo chí cách mạng Việt Nam
BHG - Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, đặt nền móng cho sự ra đời nền báo chí cách mạng Việt Nam và giúp báo chí cách mạng Việt Nam thể hiện đầy đủ các vai trò là người tuyên truyền, người cổ động tập thể và người tổ chức tập thể với tinh thần chiến đấu, thấm nhuần tính Đảng và tính Nhân dân. Tính Đảng của báo chí cách mạng Việt Nam là nét đặc trưng, nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang là kim chỉ nam cho mọi hoạt động lãnh đạo báo chí của Đảng ta trong thời kỳ mới.
22/06/2023