Mùa khói nương

17:05, 11/02/2023

BHG - Khi những loài hoa Xuân của vùng cao bung nở rực rỡ khắp lưng núi, sườn đồi thì dân làng bước vào mùa làm nương. Những đám nương sau vụ Đông bỏ không trong sương giá suốt nhiều ngày. Thân ngô, đỗ tương, lạc… đã thu hoạch cùng đám cỏ dại lụi tàn khô đét lại. Dưới ánh nắng ấm áp của mùa Xuân, xác thân chúng vàng vọt, quắt quéo sau khi dâng hết tinh túy cho đời. Giờ là lúc chúng cần hóa kiếp cho vụ mùa mới sinh sôi.

BHG - Khi những loài hoa Xuân của vùng cao bung nở rực rỡ khắp lưng núi, sườn đồi thì dân làng bước vào mùa làm nương. Những đám nương sau vụ Đông bỏ không trong sương giá suốt nhiều ngày. Thân ngô, đỗ tương, lạc… đã thu hoạch cùng đám cỏ dại lụi tàn khô đét lại. Dưới ánh nắng ấm áp của mùa Xuân, xác thân chúng vàng vọt, quắt quéo sau khi dâng hết tinh túy cho đời. Giờ là lúc chúng cần hóa kiếp cho vụ mùa mới sinh sôi.
Người dân xã Tát Ngà (Mèo Vạc) vào vụ mới.                             Ảnh: Minh Đức

Ăn Tết xong, dân làng lên nương nhổ hết những gì còn bám trên mặt đất chất lại. Khi đám nương đã sạch bóng những xác cỏ, cây thì bắt đầu châm lửa đốt. Những thân cây khô khốc sau bao ngày phơi gió, tắm sương cháy ngùn ngụt. Lần lượt từng đống lửa bốc lên tạo ra những cột khói cao ngút trời. Cột khói trắng xanh như dải lụa hai màu nối từ lưng núi lên trời cao.

Trẻ con vùng cao thích nhất mùa khói nương. Những lúc tan học, chúng í ới gọi nhau lên những đám nương mới nhổ bỏ cỏ cây, chia nhau ra khắp ngả mót những củ sắn, củ khoai, bắp ngô, củ lạc sót lại từ vụ trước. Những đứa trẻ ngây ngô tung tăng chạy nhảy trên sườn núi đồi, bên những đám khói đang cuộn lên. Xa xa là những vườn mơ, mận bung nở trắng xóa như tuyết điểm xuyết cho bức tranh đã in sâu trong tâm trí bao thế hệ người vùng cao.

Khi đã thu hoạch được kha khá “chiến lợi phẩm” cũng là lúc những đống lửa đang lụi tàn để lại tro than nóng rực. Đám trẻ cời than ra và bỏ vào đó những gì mót được. Đó là những củ khoai, sắn bị cuốc mất một phần, phần còn lại ngủ vùi trong đất, là những bắp ngô làm càm mà người thu hoạch cố tình bỏ lại vì chúng có rất ít hạt, mang về chỉ mất công, là những củ lạc găm sâu trong đất bị đứt lại khi người thu hoạch nhổ lên. Mỗi củ được phân loại riêng và vùi vào từng đống tro than khác nhau. Trong lúc chờ đợi tro than nướng chín các loại củ, đám trẻ cùng chơi các trò chơi. Chúng ríu ra ríu rít như những con chim non hót vang rừng núi.

Vừa đi học về sẵn chiếc bụng đói, mùi thơm của các loại củ đã chín tỏa lan khắp không gian khiến đám trẻ ngừng chơi. Chúng xúm lại chia nhau thưởng thức từng loại một. Nhiều người lớn làm nương gần đó cũng không cưỡng lại được sự quyến rũ mời gọi của mùi thơm bùi, ngậy bốc lên. Đó là những củ ngon nhất của một mùa ăm ắp đã vơi mà họ được thưởng thức. Những đứa trẻ cầm từng củ sắn, củ khoai lót trên lá cây rừng cho bớt nóng, vân vê xoay qua, xoay lại, vừa xoa vừa thổi. Miếng khoai, sắn nóng hổi bốc hơi nghi ngút một cách đầy mê hoặc.

Sau khi no nê những gì còn lại của mùa cũ, đám trẻ đứa nào cũng lem nhem vệt khói, than trên mặt. Chúng nhìn nhau trêu đùa, cười vang rừng núi. Rồi mỗi đứa một mồi lửa, giúp người lớn châm những đống cỏ, cây khô chưa đốt. Những cột khói như chiếc khăn hai màu lại cuộn lên cuốn tận trời xanh!

Lặng đứng từ xa nhìn “bức tranh” đồi núi được tô bởi sắc đỏ hoa đào, sắc trắng mận mơ, sắc vàng hoa dại và sắc xanh của từng lọn khói. Tôi rưng rưng như vừa chạm vào miền ẩn ức đã vùi sâu, ngỡ như chúng chỉ trở lại trong những giấc mơ lem nhem mùi khói. Cảm ơn những người vẫn gắn bó cuộc đời bên nương rẫy để giữ lại mùa khói đặc biệt, mỗi năm chỉ có một lần.

Ngô Bá Hòa (Lạng Sơn)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giá vàng giảm nhẹ trong ngày vía thần Tài
BHG - Trong tín ngưỡng phương Đông, thần Tài là vị thần đảm nhiệm việc trông coi tiền của, tài lộc cho gia chủ, mang lại nhiều may mắn. Chính vì vậy, ngày vía thần Tài (mùng 10 tháng Riêng) được những người làm kinh doanh và nhiều người dân coi trọng. Vào ngày này, bên cạnh việc sắm sửa lễ vật cúng thần Tài, việc mua vàng cầu may cũng diễn ra rất sôi động. Bởi quan niệm dân gian tin rằng, hoạt động này giúp đem lại nhiều may mắn, tài lộc, giúp công việc buôn bán được hanh thông, thuận lợi. Năm 2023, ngày vía thần Tài rơi vào thứ Ba, ngày 31.1 dương lịch.
31/01/2023
6 cung đường đẹp nhất Việt Nam để ngắm cảnh

Cung Hà Giang, Cao Bằng - Bản Giốc hay đèo Hải Vân là những đoạn đường ngắm cảnh thiên nhiên đẹp nhất Việt Nam. “Dài và ngoằn ngoèo như rắn thần trong truyền thuyết, Việt Nam uốn quanh bờ biển phía đông của Đông Nam Á. Hai đô thị lớn Hà Nội và TP HCM trải dài trên cung đường hơn 1.100 km với núi non, rừng rậm, bãi biển cùng nhiều di tích lịch sử. Nói cách khác, đây là đất nước hoàn hảo cho những chuyến đi phượt”, tạp chí du lịch Australia Lonely Planet miêu tả về Việt Nam.

31/01/2023
Du lịch Đồng Văn khởi sắc những ngày đầu năm
BHG - Trong năm 2022, tổng lượng khách đến tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn đạt 690.550 lượt khách, bằng 1.534,6% so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu từ du lịch dịch vụ đạt 765,7 tỷ đồng, bằng 455,8% so với cùng kỳ năm trước. Từ đó từng bước khẳng định vị thế của “ngành công nghiệp không khói”, nâng cao đời sống cho nhân dân
31/01/2023
Họp triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
BHG - Chiều 30.1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (1943-2023). Cùng dự có lãnh đạo các sở, ngành có liên quan.
 
30/01/2023