Sắc màu thổ cẩm Pà Thẻn

08:15, 07/10/2022

BHG - Pà Thẻn - Một trong các dân tộc thiểu số rất ít người với dân số khoảng 7.000 người, sinh sống chủ yếu ở huyện Quang Bình, Bắc Quang và tỉnh Tuyên Quang. Là cư dân sống lâu đời trên vùng núi cao, người Pà Thẻn hiện còn bảo lưu được nhiều nét văn hóa truyền thống, trong đó biểu hiện rõ nét nhất là những bộ trang phục của phụ nữ Pà Thẻn với màu sắc, họa tiết, hoa văn đặc trưng khó có thể lẫn với các dân tộc khác.

Dệt thổ cẩm.
Dệt thổ cẩm.
Quấn khăn đầu là khâu khó nhất khi mặc trang phục Pà Thẻn.
Quấn khăn đầu là khâu khó nhất khi mặc trang phục Pà Thẻn.
Trang trí làn đựng sính lễ cưới của người Pà Thẻn.
Trang trí làn đựng sính lễ cưới của người Pà Thẻn.

Trang phục truyền thống của người Pà Thẻn được làm nên từ những đôi bàn tay khéo léo của các chị em phụ nữ, từ khi còn nhỏ các chị em được bà, mẹ dạy thêu, may trang phục của dân tộc mình để tự may bộ váy cưới cho mình. Quan niệm rằng, cô gái Pà Thẻn nào biết trồng bông, dệt vải, may vá là đánh dấu sự trưởng thành và cô gái đó ắt hẳn sẽ là tiêu điểm của các chàng trai đang tuổi tìm kiếm người nâng khăn, sửa túi cho mình. Là một trong những trang phục mang gam màu đỏ nổi bật giữa núi rừng, khá cầu kỳ với 36 họa tiết trong những mảnh ghép thể hiện cuộc sống lao động thân thuộc, những con vật mà người Pà Thẻn tôn thờ như: Hình con chó, chân gà, chân vịt, con rắn, vai trâu, hoa bông, cô gái, hạt dưa, lược chải tóc,... Đa dạng họa tiết với nhiều màu sắc li ti trong gam màu đỏ trội, đan xen ít màu trắng và đen góp phần tô điểm thêm nét rực rỡ và duyên dáng khi mang trang phục Pà Thẻn.

Để hoàn thiện một bộ trang phục, phụ nữ Pà Thẻn thực hiện khâu, may, dệt trong 3 tháng.
Để hoàn thiện một bộ trang phục, phụ nữ Pà Thẻn thực hiện khâu, may, dệt trong 3 tháng.

Với sự phát triển của xã hội, thổ cẩm Pà Thẻn vẫn được lưu giữ đến nay, ngoài trang phục truyền thống kết hợp với hiện đại, người phụ nữ Pà Thẻn còn thêu, dệt nên các sản phẩm đa dạng, phong phú để phục vụ kinh doanh du lịch, góp phần nâng cao thu nhập, như: Khăn đội, trang phục, chăn thêu, vỏ gối, các loại túi, ví, bìa sách...

 Chùm ảnh của Vương Mai


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bay thử nghiệm khinh khí cầu tại thành phố Hà Giang
BHG - Trong các ngày từ 27 - 29.9, Sở Văn hóa TT&DL phối hợp Công ty TNHH Khinh khí cầu Quốc tế Ballooning và một số đơn vị, sở, ngành, thành phố Hà Giang tổ chức bay thử nghiệm khinh khí cầu tại Quảng trường 26.3. Được biết, đây là lần đầu tiên khinh khí cầu bay trên bầu trời thành phố Hà Giang.
30/09/2022
14 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc

Ngày 28-9, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II-2022. Ngày hội sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 8-10 tại tỉnh Thái Nguyên, với sự tham gia của 2.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng từ 14 tỉnh có đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc, trong đó, nổi bật nhất là các hoạt động diễn xướng các loại hình nghệ thuật của đồng bào dân tộc Dao; trình diễn trang phục dân tộc; trình diễn chế biến và giới thiệu văn hóa ẩm thực; trưng bày, quảng bá sản phẩm du lịch, văn hóa...


30/09/2022
Tổng kết công tác hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao giai đoạn 2016 – 2020; triển khai chương trình hỗ trợ giai đoạn 2021 – 2025
BHG - Sáng 30.9, tại Vĩnh Phúc, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao, giai đọan 2016-2020; triển khai chương trình hỗ trợ, giai đoạn 2021-2025. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng gần 250 đại biểu đến từ 25 Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố miền Bắc...
30/09/2022
“Làn gió tươi mới” trong đời sống tinh thần của đồng bào vùng cao - Kỳ II: “Làn gió” của sự đổi mới
BHG - Trong những năm qua, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh được quan tâm, đầu tư, hỗ trợ phát triển bằng nhiều chương trình, chính sách, dự án của Đảng, Nhà nước, đời sống nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong đồng bào còn tồn tại nhiều tập quán lạc hậu trong hôn nhân, tang ma, lễ hội, sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt gia đình và sản xuất. Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống cộng đồng, cản trở sự phát triển KT-XH… dẫn tới nghèo đói!
29/09/2022