Nét đẹp nghề dệt vải của người La Chí

18:43, 30/10/2022

BHG - Nghề trồng bông, dệt vải của người La Chí, xã Nà Khương (Quang Bình) có từ lâu đời và đã trở thành nét đẹp trong bản sắc văn hóa của dân tộc và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 Thu hái bông về, phụ nữ La Chí thực hiện công đoạn đầu tiên là tách hạt bông.
Thu hái bông về, phụ nữ La Chí thực hiện công đoạn đầu tiên là tách hạt bông.
Trong công đoạn kéo sợi, phụ nữ La Chí sẽ trải sợi cho mượt mà, kéo đều tay, uyển chuyển để có sợi chỉ đều nhau.
Trong công đoạn kéo sợi, phụ nữ La Chí sẽ trải sợi cho mượt mà, kéo đều tay, uyển chuyển để có sợi chỉ đều nhau.
Phụ nữ La Chí dệt bên khung dệt để có được một tấm vải thô ưng ý.
Phụ nữ La Chí dệt bên khung dệt để có được một tấm vải thô ưng ý.
Sợi kéo được cuộn thành thoi nhỏ.
Sợi kéo được cuộn thành thoi nhỏ.
Những tấm vải đã được nhuộm chàm để khâu thành trang phục truyền thống.
Những tấm vải đã được nhuộm chàm để khâu thành trang phục truyền thống.

Từ tháng 1, tháng 2, người La Chí đã trồng bông, đến tháng 8, tháng 9 thì bắt đầu vào mùa bật bông dệt vải. Bông khi thu hái vẫn còn chứa hạt, sau khi tách hạt sẽ được bật cho tơi ra, rồi cuộn lại thành từng thỏi nhỏ. Công đoạn tiếp theo cần đến sự khéo léo của người phụ nữ, khi phải kéo sợi thật đều và uyển chuyển để có được sợi chỉ kích thước đều nhau. Từ những sợi chỉ mỏng manh, người phụ nữ tiếp tục dệt để có được một tấm vải thô ưng ý. Người La Chí thường mặc áo nhuộm chàm. Để vải lên đúng màu, người phụ nữ phải nhuộm rồi phơi khô ít nhất 5 lần. Để hoàn thiện một bộ trang phục truyền thống phải trải qua 13 công đoạn, trong đó công đoạn nhuộm chàm chiếm nhiều thời gian nhất. Từ những công cụ thô sơ cùng bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc La Chí, bộ trang phục truyền thống của họ dù mang màu chàm mộc mạc, nhưng vẫn rất tinh tế trong từng đường khâu, mũi chỉ.

MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đêm ở phố cổ Đồng Văn
BHG - Phố cổ Đồng Văn nằm ở vị trí trung tâm thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Với tuổi đời khoảng 1 thế kỷ, những ngôi nhà, những kiến trúc nơi đây là một nét rất riêng và độc đáo của miền đất cực Bắc Tổ quốc. Đây là địa điểm cực kỳ nổi tiếng và không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đến Cao nguyên đá.
30/10/2022
Tổng kết 8 năm và trao tặng học bổng năm thứ 9 Chương trình “Vì em hiếu học”
BHG - Sáng 28.10, tại hội trường lớn Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 8 năm, trao học bổng năm thứ 9 Chương trình “Vì em hiếu học” tôn vinh gương sáng khuyến học năm 2022. Dự hội nghị có các đồng chí: Hoàng Văn Vịnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thiếu tá Trần Hồng Quân, Giám đốc Viettel Hà Giang; Nguyễn Thế Bình, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT và ông Sèn Chỉn Ly, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh. 
28/10/2022
Hội thảo “Xây dựng cơ quan báo chí văn hoá và Người làm báo văn hoá”

BHG - Ngày 27.10 tại khách sạn Mường Thanh (Bắc Giang), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo “Xây dựng cơ quan báo chí văn hoá và Người làm báo văn hoá”. Đến dự và chỉ đạo Hội thảo có đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; cán bộ, hội viên hội nhà báo các tỉnh, thành phố; lãnh đạo tỉnh Bắc Giang. 

28/10/2022
Gìn giữ di sản ruộng bậc thang
BHG - Huyện Hoàng Su Phì từ lâu nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang uốn lượn theo các triền đồi mờ sương, tạo nên vẻ đẹp đầy quyến rũ cho vùng đất phía Tây của tỉnh. Hiện nay, toàn huyện có 2.196,4 ha ruộng bậc thang trải dài trên địa bàn 11 xã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng nhận Di tích Quốc gia. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm gìn giữ di sản kỳ vỹ này cho thế hệ mai sau.
27/10/2022