Lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tri thức dân gian nghề thủ công truyền thống xã Lũng Cú

07:51, 19/08/2022

BHG - Chiều 18.8, tại xã Lũng Cú, UBND huyện Đồng Văn tổ chức Lễ công bố Quyết định Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tri thức dân gian nghề thủ công truyền thống “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lô Lô đen” và xây dựng “Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” thôn Lô Lô Chải. Dự lễ công bố có đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có một số chuyên gia UNESCO; lãnh đạo Vụ Ngoại giao văn hóa UNESCO - Bộ Ngoại giao Việt Nam; lãnh đạo Trung tâm Karst và Di sản địa chất; lãnh đạo huyện Đồng Văn và đông đảo người dân trên địa bàn xã.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý trao Quyết định Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tri thức dân gian nghề thủ công truyền thống “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lô Lô đen” và xây dựng “Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” thôn Lô Lô Chải cho lãnh đạo xã Lũng Cú và thôn Lô Lô Chải. (Ảnh: Văn Quân)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý trao Quyết định Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tri thức dân gian nghề thủ công truyền thống “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lô Lô đen” và xây dựng “Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” thôn Lô Lô Chải cho lãnh đạo xã Lũng Cú và thôn Lô Lô Chải. (Ảnh: Văn Quân)

Thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú có 114 hộ, trong đó có 104 hộ là đồng bào dân tộc Lô Lô. Trong cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất, đồng bào Lô Lô đen ở xã Lũng Cú đã gìn giữ, sáng tạo và phát triển các giá trị văn hóa. Một trong những yếu tố tạo nên sự độc đáo và riêng biệt của văn hóa Lô Lô đen là trang phục truyền thống và nghệ thuật trang trí trên trang phục. Nghệ thuật trang trí này có từ lâu đời, là kết quả của sự lao động cần cù, sáng tạo. Ẩn chứa bên trong các phương diện kỹ thuật và nghệ thuật trang trí là nếp sống, là quan niệm thẩm mĩ, quan niệm về thế giới tự nhiên; là sự bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Bởi vậy, nó đã trở thành di sản mang tính đại diện và có sức sống mãnh liệt, trường tồn cùng với sự phát triển của cộng đồng Lô Lô đen.

Đối với công tác xây dựng “Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”, những năm qua, được sự quan tâm của T.Ư, tỉnh và huyện, thôn Lô Lô Chải đã được đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, nhà văn hóa thôn phục vụ sinh hoạt và tổ chức văn hóa văn nghệ, hệ thống xử lý rác thải bảo vệ môi trường, hệ thống đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời, tu sửa nhà ở truyền thống phù hợp với kiến trúc địa phương, đầu tư hệ thống loa intenet không dây phục vụ công tác tuyên truyền… Làng nghề thêu, dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Lô Lô tại thôn Lô Lô Chải duy trì hoạt động, cung cấp sản phẩm phục vụ khách du lịch. Hiện, trong thôn có 28 hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay; có nhà hàng phục vụ ăn uống, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của du khách. Đặc biệt, hầu hết các ngôi nhà kinh doanh dịch vụ du lịch đều giữ nguyên kiến trúc nhà ở truyền thống. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Lô Lô và đưa văn nghệ dân gian và lễ hội trở thành một sản phẩm độc đáo phục vụ khách du lịch được quan tâm. Năm 2020, thôn Lô Lô Chải đã được công nhận thôn đạt chuẩn Nông thôn mới. Cũng là làng hoàn thành tiêu chí sản phẩm: Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.

Trao bằng công nhận tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý ghi nhận, đánh giá cao những thành tích mà cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Lũng Cú đã đạt được trong xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã sẽ tiếp tục giữ vững và phát huy thành quả trên; mong muốn đồng bào dân tộc Lô Lô duy trì thực hiện tốt, hiệu quả nghề thủ công truyền thống “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lô Lô đen”. Từ đó giúp phát triển Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Lô Lô Chải bền vững, khai thác tốt hơn nữa lợi thế về bản sắc văn hóa các dân tộc của địa phương.

Tin: My Ly


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cao nguyên đá Đồng Văn – hành trình đến tự hào và hạnh phúc
BHG - Đi trên Quốc lộ 4C - hay còn được gọi với cái tên “đường Hạnh Phúc”, vượt qua dốc Bắc Sum ta sẽ đến với Cao nguyên đá Đồng Văn hay còn gọi là Công viên địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn. Đến với cao nguyên miền đá xám, đến với quê hương sinh sống của 17 dân tộc anh em đã đoàn kết vượt qua thiên nhiên khắc nghiệt, biến những dãy núi đá tai mèo khô cằn phải khơi sinh sự sống, nở hoa.
18/08/2022
Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam – Lào diễn ra vào 23.9 tại thành phố Điện Biên Phủ
Tổ chức Ngày hội là một sự kiện lớn của đất nước, chào mừng 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2022); 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5.9.1962 - 5.9.2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18.7.1977 - 18.7.2022).
17/08/2022
Hai mùa Thu – một nguồn thơ bất tận!
BHG - Thiên nhiên vốn luôn ưu đãi công bằng với loài người trong mối quan hệ cộng sinh muôn kiếp. Nhưng với mỗi thân phận, trong từng hoàn cảnh vẫn thường thổn thức theo lẽ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ - Nguyễn Du”!
16/08/2022
Về Tuyên Quang xem Lễ hội Thành Tuyên
Trong tháng 9, các hoạt động chính thức của Lễ hội Thành Tuyên sẽ diễn ra với quy mô cấp tỉnh. Ngay từ đầu tháng Bảy âm lịch, các mô hình Trung thu ở Thành Tuyên đã “tung tăng” khắp phố phường. Tái khởi động sau gần 2 năm tạm dừng vì dịch bệnh, Lễ hội Thành Tuyên năm nay sẽ là lễ hội đặc biệt với chuỗi sự kiện chưa từng có, được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, sẵn sàng mang tới cho nhân dân và du khách những trải nghiệm thú vị.
15/08/2022