Nghề đan lát - nét đẹp văn hóa đến từ lũy tre làng

10:36, 22/10/2021

BHG - Nghề đan lát thủ công vốn là nét đẹp truyền thống bao đời nay của đồng bào dân tộc Tày. Từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, mộc mạc là những nan tre được chẻ nhỏ, qua bàn tay khéo léo của người thợ bỗng biến thành các sản phẩm hữu ích như giỏ, nón, rương,... cùng hoa văn đẹp mắt. Ghé thăm một hộ làm nghề đan lát truyền thống tại thôn Nà Thài, xã Phương Tiến (Vị Xuyên), chúng tôi được tận mắt chứng kiến quy trình làm ra một sản phẩm đan lát độc đáo và đầy công phu.

Nghề đan lát đã có ở Phương Tiến từ lâu và tồn tại đến ngày nay theo hình thức
Nghề đan lát đã có ở Phương Tiến từ lâu và tồn tại đến ngày nay theo hình thức "cha truyền con nối". Hiện tại, trong xã còn hơn chục người vẫn duy trì công việc đan lát để có thêm thu nhập bên cạnh việc đồng áng.

 

Nguyên liệu để tạo nên sản phẩm đan lát vô cùng đơn giản, chính là những nan tre được lấy từ lũy tre làng. Tre sẽ được chặt theo từng khúc, sau đó đem về chẻ nhỏ và vót mỏng.
Nguyên liệu để tạo nên sản phẩm đan lát vô cùng đơn giản, chính là những nan tre được lấy từ lũy tre làng. Tre sẽ được chặt theo từng khúc, sau đó đem về chẻ nhỏ và vót mỏng.

 

Bà Nguyễn Thị Tra (60 tuổi) đang chẻ tre thành hàng trăm chiếc nan mỏng.
Bà Nguyễn Thị Tra (60 tuổi) đang chẻ tre thành hàng trăm chiếc nan mỏng.

 

Sau khi chẻ nhỏ, nan tre cần được vót kỹ để có độ dẻo dai.
Sau khi chẻ nhỏ, nan tre cần được vót kỹ để có độ dẻo dai.

 

Mỗi chiếc nan tre dày khoảng 1 - 1,5 cm. Nan tre đạt chuẩn cần đủ mềm, mỏng để có thể đan lát dễ dàng.
Mỗi chiếc nan tre dày khoảng 1 - 1,5 cm. Nan tre đạt chuẩn cần đủ mềm, mỏng để có thể đan lát dễ dàng.

 

Xong công đoạn chẻ nan, nghệ nhân bắt đầu đan các nan tre vào với nhau để tạo ra thành phẩm. Mỗi sản phẩm lại có một kỹ thuật đan khác nhau.
Xong công đoạn chẻ nan, nghệ nhân bắt đầu đan các nan tre vào với nhau để tạo ra thành phẩm. Mỗi sản phẩm lại có một kỹ thuật đan khác nhau.

 

Thông thường, một sản phẩm đan lát sẽ mất từ 2 - 3 tiếng để hoàn thành phần khung, sau đó có thể sử dụng ngay hoặc đem đi nhuộm để có các loại hoa văn đặc sắc.
Thông thường, một sản phẩm đan lát sẽ mất từ 2 - 3 tiếng để hoàn thành phần khung, sau đó có thể sử dụng ngay hoặc đem đi nhuộm để có các loại hoa văn đặc sắc.

 

Chỉ từ những nan tre mộc mạc, nghệ nhân đan lát có thể làm ra vô số sản phẩm phục vụ đời sống hằng ngày, từ chiếc nón che mưa che nắng, chiếc giỏ nhỏ xinh cho tới chiếc rương đựng đồ, chiếc nôi cho trẻ em...
Chỉ từ những nan tre mộc mạc, nghệ nhân đan lát có thể làm ra vô số sản phẩm phục vụ đời sống hằng ngày, từ chiếc nón che mưa che nắng, chiếc giỏ nhỏ xinh cho tới chiếc rương đựng đồ, chiếc nôi cho trẻ em...

 

Với sự độc đáo của chất liệu và hoa văn, sản phẩm đan lát truyền thống tại Phương Tiến luôn được tìm mua mỗi khi có khách ghé thăm.
Với sự độc đáo của chất liệu và hoa văn, sản phẩm đan lát truyền thống tại Phương Tiến luôn được tìm mua mỗi khi có khách ghé thăm.

 

Nghề đan lát truyền thống tuy không phải là nghề đem lại thu nhập cao, trung bình mỗi tháng người dân chỉ có thể thu về thêm 2 - 3 triệu đồng. Thế nhưng đây lại là một nghề có giá trị văn hóa, giúp lưu giữ nét đẹp truyền thống, nhất là khi công nghệ hiện đại khiến đồ nhựa phát triển như vũ bão. Nghề đan lát thủ công vì vậy càng cần được đầu tư, bảo tồn, tránh nguy cơ bị mai một.
Nghề đan lát truyền thống tuy không phải là nghề đem lại thu nhập cao, trung bình mỗi tháng người dân chỉ có thể thu về thêm 2 - 3 triệu đồng. Thế nhưng đây lại là một nghề có giá trị văn hóa, giúp lưu giữ nét đẹp truyền thống, nhất là khi công nghệ hiện đại khiến đồ nhựa phát triển như vũ bão. Nghề đan lát thủ công vì vậy càng cần được đầu tư, bảo tồn, tránh nguy cơ bị mai một.

Phóng sự ảnh: Minh Châu


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vẻ đẹp mê hoặc của đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam

Với khoảng 22.000 ha diện tích mặt nước, Tam Giang - Cầu Hai được mệnh danh là hệ sinh thái đầm phá ven biển lớn nhất Đông Nam Á, mang trong mình nét hoang sơ, vắng lặng, bình yên khiến bất kỳ ai đến đây cũng phải ngỡ ngàng.

22/10/2021
Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết thư "Viết cho đồng đội, viết cho người thân"

BHG - Ngày 20.10, Công an tỉnh tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi viết thư với chủ đề "Viết cho đồng đội, viết cho người thân". Tham dự có lãnh đạo Sở Văn hoá thể thao và du lịch, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh.

20/10/2021
Hội thảo xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn voọc mũi hếch

BHG - Ngày 19.10, tại nhà khách Hà An, Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức hội thảo xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn voọc mũi hếch, giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Tham dự có: Ông Hoàng Văn Lâm, Giám đốc FFI tại Việt Nam; ông Bùi Văn Đông, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh; đại diện một số huyện và người dân sinh sống gần khu bảo tồn vọc mũi hếch.

19/10/2021
Hơn 200 tác phẩm tham dự Cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT, báo chí về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

BHG - Ngày 23.8, Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 8 Lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang" gắn với kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 30 năm tái lập tỉnh, 60 năm Bác Hồ lên thăm Hà Giang đã phát động cuộc thi giai đoạn 1.

19/10/2021