Khai mạc Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô và Lễ hội mừng ngô mới năm 2019

18:14, 20/07/2019

BHG - Sáng 20.7, UBND huyện Mèo Vạc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô và Lễ mừng ngô mới năm 2019. Dự Lễ khai mạc có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Mèo Vạc và các huyện Đồng Văn, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) cùng đông đảo du khách và nhân dân trên địa bàn huyện.

Ban tổ chức trao tặng cờ Lưu niệm cho các đoàn tham gia Ngày hội
Ban tổ chức trao tặng cờ Lưu niệm cho các đoàn tham gia Ngày hội

Huyện Mèo Vạc có 16 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc sắc riêng, trong đó phải kể đến dân tộc Lô Lô, tuy số lượng dân số ít và sinh sống chủ yếu tại xã Xín Cái và thị trấn Mèo Vạc nhưng dân tộc Lô Lô lại có bề dày lịch sử và tín ngưỡng, văn hóa dân gian độc đáo. Mặc dù đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng người Lô Lô vẫn gìn giữ và lưu truyền những phong tục tập quán, lễ hội truyền thống của cha ông, như: Lễ hội cầu mưa, Lễ mừng ngô mới, Lễ mừng nhà mới, Lễ cưới; các tiết mục múa trống và các điệu múa dân gian. Bên cạnh đó, dân tộc Lô Lô ở Mèo Vạc còn có những bộ trang phục với nét hoa văn được thêu tỉ mỉ, sắc sảo, có giá trị văn hóa cao và được lưu truyền, gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Tiết mục văn nghệ đặc sắc biểu diễn chào mừng Ngày hội
Tiết mục văn nghệ đặc sắc biểu diễn chào mừng Ngày hội

Với thời gian một ngày, ngay sau Lễ khai mạc mạc Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô và Lễ mừng ngô mới năm 2019, nhiều hoạt động đã dược tổ chức như: Lễ rửa làng, các trò chơi đá lợn, kéo co bằng tay, tung ngô vào quẩy tấu; thi thêu, ghép các hoa văn của dân tộc Lô lô; giao lưu ẩm thực, thi chế biến các món ăn từ ngô của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; giao lưu văn nghệ, trình diễn trang phục dân tộc Lô Lô và nhiều hoạt động trải nghiệm khác. Đặc biệt, Ngày hội năm nay, còn có sự tham gia giao lưu của các nghệ nhân dân tộc Lô Lô đến từ các huyện Đồng Văn và huyện Bảo Lạc (Cao Bằng). Lễ hội đã thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến xem và cổ vũ.

Tin, ảnh: Quỳnh Lưu


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lao Chải mùa xanh lúa

BHG - Cách nay nửa tháng, những thửa ruộng "trên mây" ở Lao Chải - xã vùng cao, biên giới huyện Vị Xuyên đã vào độ đổ nước. Phân ngấu tận đáy bùn, ruộng tràn lưng núi từng bậc, từng bậc nối nhau tít tắp về ánh trời xa. Để đến nay, màu xanh của từng cánh ruộng bậc thang như bay vút trên thảm trời biên giới.

20/07/2019
Quang Bình giữ gìn và phát huy giá trị tín ngưỡng dân gian

BHG - Huyện Quang Bình có 12 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn 15 xã, thị trấn. Trong đó, dân tộc Tày chiếm 45%, Dao 22,4%, Mông 4,7%, La Chí 5,3%, Pà Thẻn 8,5%... Các dân tộc đã phát huy tốt truyền thống lịch sử, văn hóa mang đậm bản sắc và tín ngưỡng dân gian trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

20/07/2019
Tập huấn bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc Cờ Lao

BHG - Vừa qua, UBND huyện Hoàng Su Phì  phối hợp Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức mở lớp tập huấn về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc Cờ Lao cho hơn 50 học viên tại địa bàn xã Túng Sán.

19/07/2019
Cần "làm sống lại" giá trị lịch sử Căng Bắc Mê

BHG - Sau hơn 26 năm Căng Bắc Mê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia; qua 4 lần tu bổ, tôn tạo, Căng Bắc Mê vẫn đang… "ngủ đông". Ảm đạm, vắng bóng người, một số hạng mục đang dần xuống cấp - đó là những hình ảnh phóng viên ghi nhận khi có mặt tại Căng Bắc Mê, thôn Đồn Điền, xã Yên Cường (Bắc Mê). Di tích lịch sử Căng Bắc Mê nằm ở lưng chừng núi, phía sau là núi Rồng, trước mặt là sông Gâm. Địa thế thuận lợi cho việc quan sát và khống chế cả đường thủy lẫn đường bộ.

19/07/2019