Chuyện nghề của những người "gieo chữ" nơi địa đầu Tổ quốc

08:12, 20/11/2018

BHG - Tháng 11, cả nước đang hướng sự tri ân, thể hiện sự biết ơn sâu sắc đến đến những người thầy, người cô đang cần mẫn vì sự nghiệp “trồng người”. Tôi may mắn được nghe những câu chuyện về hành trình bám bản, “gieo chữ” của các thầy, cô trên mảnh đất cực Bắc Tổ quốc; khiến chúng tôi thêm kính trọng và biết ơn hơn bao giờ hết.

Cơ sở vật chất tại các điểm trường nhờ có sự hỗ trợ của các Nhóm thiện nguyện đã được xây dựng khang trang, tạo điều kiện cho các thầy, cô giảng dạy, học sinh học tập tốt hơn.
Cơ sở vật chất tại các điểm trường nhờ có sự hỗ trợ của các Nhóm thiện nguyện đã được xây dựng khang trang, tạo điều kiện cho các thầy, cô giảng dạy, học sinh học tập tốt hơn.

Tháng 11, trên Cao nguyên đá Đồng Văn, những cây Lê bắt đầu đơm hoa trắng, Đào hé nụ hồng như xua tan cái lạnh đầu Đông. Điểm trường thôn Thèn Ván, xã Lũng Cú (Đồng Văn) những ngày này càng thêm lạnh bởi cái rét ngọt của vùng biên giới. Lớp học ghép vừa mới được xây chung với nhà văn hóa thôn, tuy nhỏ nhưng khá khang trang, sạch sẽ. Lớp học chỉ có 1 cô giáo cùng  30 học sinh của 2 khối lớp 1, 2. Một nửa lớp, các em học sinh lớp 1 đang tập tô; nửa còn lại là học sinh lớp 2 thì lẩm nhẩm tính từng phép Toán. Cũng như bao cô giáo vùng cao khác, cô Hoàng Thị Huế đã gắn bó ở điểm trường cùng với sự lớn lên của những đứa trẻ nới đây gần 10 năm. Cô nhớ lại, những ngày đầu tiên nhận lớp, sợ không vượt qua nổi những khó khăn, sợ làm những ánh mắt ngây thơ, mong đợi kia thất vọng… Nhưng rồi, sau những đêm khóc ướt gối vì nhớ nhà, vì chưa hòa nhập được với học sinh, cô tự dặn lòng: “Ai cũng bỏ về thì ai sẽ dạy các con”. Thế rồi, cô tiếp tục dạy học, với tâm huyết của một cô giáo trẻ mới ra trường và bản thân cô cần có một nghề để sống…

Con đường đến trường của cô, trò nơi địa đầu Tổ quốc.
Con đường đến trường của cô, trò nơi địa đầu Tổ quốc.

Thầy, cô giáo dạy học ở vùng cao khi mới vào nghề đều vì cuộc sống. Nhưng để gắn bó với nghề lại cần một tình yêu thật sự với những đứa trẻ còn nhiều thiếu thốn. Hơn 20 năm đứng trên bục giảng, cô Lục Thúy Hưng, giáo viên điểm trường Sán Trồ, xã Lũng Cú đã trải qua hết những đắng, cay, mặn, ngọt của nghề. Cô kể, năm 1997, cũng là năm đầu tiên nhận công tác tại điểm trường thôn Sà Tủng Chứ, xã Sính Lủng; khó khăn chồng chất những khó khăn và thiếu nhất là nước sạch. Cô nhớ lại, có đêm đang ngủ thì mưa bão, gió tốc hết mái nhà; thế là 2 mẹ con ôm nhau khóc trong bất lực và tủi thân. Đến tờ mờ sáng, một cụ già nhìn thấy và đưa mẹ con cô về nhà cho ở tạm. Người dân khi đó cũng còn rất nghèo, nhưng có củ khoai, mớ rau đều mang cho cô giáo, chia cho cô từng can nước sạch. Chính vì vậy, cô luôn biết ơn người dân nơi đây đã đùm bọc, chia sẻ với cô từ những ngày mới bước vào nghề; cũng vì thế mà cô quyết tâm gắn bó với nghề và những con người chân chất kia, cùng những đứa trẻ ngây thơ vừa sinh ra đã phải nhận nhiều thiệt thòi. Đến nay, những học sinh trong thôn cô dạy, có người đã trưởng thành và làm lãnh đạo; mỗi dịp 20.11, họ vẫn dành thời gian đến thăm cô và ôn lại kỷ niệm. Nhưng với cô, họ mãi mãi vẫn là đứa trẻ hồn nhiên ngày xưa cô từng dạy dỗ và yêu thương.

Trong câu chuyện kể cho chúng tôi nghe về những kỷ niệm trong ngày 20.11, cô Huế dưng dưng: Suốt nhiều năm công tác tại Lũng Cú, dạy tại điểm trường nhưng chưa 1 lần cô nhận được hoa từ học sinh; vì các em chưa hiểu được ngày 20.11 có ý nghĩa như thế nào… Công tác đến năm thứ 5, cô được chuyển về trường chính. Buổi chiều tối, khi tan học, bất ngờ thấy một học sinh trong lớp được bố dắt đến, tay cầm một bông hoa Hồng đứng ở cửa phòng; đó là bông hoa đầu tiên cô nhận được sau 5 năm công tác ở vùng cao và cũng là bông hoa đẹp nhất trong cuộc đời giáo viên của mình mà mãi mãi sau này cô không thể quên được. Cũng giống như cô Hưng, những bông hoa cải, hoa dại mà cả lớp mang đến tặng cô cách đây hơn 5 năm cũng là những bông hoa đẹp nhất. Các cô hiểu rằng, nụ cười trong veo của các em nhỏ mặt lấm lem, hay những đôi má ửng hồng vì hanh hao nắng gió mới là món quà ý nghĩa nhất đối với những người làm thầy.

Những năm tháng làm nghề, cô Huế, cô Hưng cũng như hàng trăm thầy, cô khác đều chung một niềm hy vọng “chỉ mong các em lớn lên có thể tìm được một công việc ổn định, lo được cuộc sống cho bản thân, gia đình và có thể làm một người tử tế”. Họ như người cha, người mẹ thứ 2 xuất hiện và mang những hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn cho những đứa trẻ vùng cao…

Những người thầy, người cô luôn được kính trọng, yêu quý và được ví như “cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu, thầm lặng tỏa hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời”. Hành trình gieo chữ nơi địa đầu Tổ quốc còn bao khó khăn, gian khổ, nhưng với tình yêu thương như ăn sâu vào máu thịt, họ vẫn ngày qua ngày, trọn vẹn tình thương mang con chữ đến với từng đứa trẻ. Xin dành trọn cho những thầy, cô đang miệt mài “gieo” từng con chữ trên mảnh đất địa đầu một sự khâm phục lớn lao, sự tri ân sâu sắc nhất.

Bài, ảnh: My Ly


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới

BHG - Sau 5 năm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4.11.2013 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI), chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn tỉnh không ngừng được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu. Toàn ngành Giáo dục hiện có trên 19.800 cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên; trong đó có hơn 5.350 giáo viên mầm non; 6.832 giáo viên Tiểu học; 5.790 giáo viên THCS và THPT. Hầu hết cán bộ, giáo viên đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Những năm qua, ngành Giáo dục luôn quan tâm, chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn...

20/11/2018
Vinh dự, tự hào sự nghiệp "trồng người"

BHG - Nói đến nghề dạy học thì ở nơi đâu cũng thấm đẫm những hy sinh, vất vả của các thầy, cô giáo; nhưng có lẽ, ở mảnh đất địa đầu Tổ quốc, việc ươm mầm con chữ cho những học trò nghèo của người giáo viên càng thêm nhọc nhằn. Vượt lên trên hết những khó khăn đó, những thầy, cô giáo nơi mảnh đất biên thùy Hà Giang vẫn miệt mài bám bản, "gieo chữ" nơi vùng đất khó; họ âm thầm chở biết bao thế hệ học trò cập bến đỗ tri thức. Với họ, niềm hạnh phúc và sự tôn vinh lớn nhất chính là sự trưởng thành của lớp lớp những thế hệ học trò.

 

20/11/2018
Vượt qua bệnh tật, miệt mài "gieo chữ" trên bản Khâu Làng

BHG - Đó là cô giáo Đỗ Hồng Tám (sinh năm 1978), đã hơn 20 năm lặng lẽ đi về, âm thầm giữa nơi bạt ngàn gió núi mây trời, vượt qua nỗi đau bệnh tật để "cõng" từng con chữ đến với các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc điểm trường thôn Khâu Làng, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Tân Nam, xã Tân Nam, huyện Quang Bình. Trong gió lạnh đầu Đông ùa về, mang theo những cơn mưa nặng hạt, tôi băng qua những cung đường quanh co, khúc khuỷu tìm đến điểm trường Khâu Làng, nơi cô giáo Đỗ Hồng Tám đang lên lớp. 

20/11/2018
Trường CĐSP Hà Giang Khai giảng năm học 2018 – 2019 và Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11

BHG - Sáng 19.11, Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Hà Giang tổ chức Khai giảng năm học 2018 – 2019 và Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11. Đến dự Khai giảng có lãnh đạo Sở GD&ĐT, Đảng ủy Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh, nguyên lãnh đạo trường CĐSP Hà Giang qua các thời kỳ cùng các thầy, cô giáo và hơn 300 sinh viên của trường.

19/11/2018
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.